Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 1

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sgk Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo nhé.

Mở đầu

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ về một trường hợp ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường và nêu nhận xét của bản thân.

Bài làm

- Một số trường hợp ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường:

+ Cạnh tranh giữa hai thương hiệu nước giải khát Pepsi và Cocacola.

+ Cạnh tranh giữa hai thương hiệu Milo và Ovaltine ở phân khúc thức uống dinh dưỡng lúa mạch.

+ Cạnh tranh giữa các chủ cửa hàng tạp hóa/ nhà hàng/ cửa hàng thời trang,… trên cùng một khu phố.

+ Cạnh tranh giữa xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ.

- Nhận xét: trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường nên phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Những nỗ lực trong cạnh tranh tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

1. Khái niệm cạnh tranh

Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

Trường hợp: C và P là hai doanh nghiệp sản xuất nước ngọt có gas. Vừa qua, doanh nghiệp C cho ra đời sản phẩm với hương vị mới. Ngay sau đó, doanh nghiệp P cũng sản xuất sản phẩm tương tự. Hai doanh nghiệp này còn ganh đua cả về thiết kế kiểu dáng, chiến lược quảng cáo,... nhằm tranh giành khách hàng.

Câu hỏi:

- Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P thể hiện như thế nào và nhằm mục đích gì?

- Em hiểu thế nào là cạnh tranh trong nền kinh tế?

Bài làm

- Sự ganh đua giữa doanh nghiệp C và P được thể hiện thông qua việc:

+ Cùng sản xuất một loại sản phẩm nước ngọt có hương vị tương tự nhau.

+ Ganh đua về kiểu dáng thiết kế, chiến lược quảng cáo,…

- Mục đích của sự ganh đua là nhằm tranh giành khách hàng.

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hay lưu thông hàng hóa, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

2. Nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh

Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1

Thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp phân phối ô tô đưa ra các ưu đãi nhằm kích cầu tiêu dùng, gia tăng cạnh tranh. Doanh nghiệp P giảm 50% lệ phí trước bạ đối với các mẫu xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Nghị định 103/2021/NĐ-CP, khách hàng còn có cơ hội để sở hữu các mẫu xe nhập khẩu với mức ưu đãi giảm tới 40 triệu đồng. Không kém cạnh, doanh nghiệp T có ưu đãi 100% lệ phí trước bạ với khách hàng mua các dòng xe nhập khẩu và áp dụng mức ưu đãi 20 triệu đồng cho tất cả các phiên bản của mẫu xe nhập khẩu. Các doanh nghiệp đưa ra những chương trình ưu đãi, giảm giá để tăng doanh số mùa bán hàng cuối năm.

Trường hợp 2

Công ty A và B là hai đơn vị kinh tế lớn sản xuất và cung ứng sữa tươi. Ra đời từ lâu, Công ty A xây dựng các trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn hiện đại nhất và chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Không hề kém cạnh, dù có mặt trên thị trường, Công ty B cũng đã ứng dụng quy trình sản xuất sữa tươi khép kín từ khâu nhập giống, nuôi dưỡng đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Sự khác biệt về điều kiện sản xuất khiến cuộc cạnh tranh của hai công ty này thêm gay cấn.

Câu hỏi: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp trên. Ngoài ra, còn nguyên nhân nào khác dẫn đến cạnh tranh mà em biết?

Bài làm

- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp 1 và 2:

+ Trường hợp 1, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do: sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh. Cụ thể: doanh nghiệp P và T cùng phân phối, kinh doanh mặt hàng xe ô tô.

+ Trường hợp 2, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do: các doanh nghiệp có sự khác biệt về điều kiện sản xuất. Cụ thể: công ty A xây dựng các trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn hiện đại nhất và chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Công ty B cũng đã ứng dụng quy trình sản xuất sữa tươi khép kín từ khâu nhập giống, nuôi dưỡng đến phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng…

- Một số nguyên nhân khác dẫn đến cạnh tranh:

+ Người sản xuất và người tiêu dùng cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trao đổi trên thị trường. Cụ thể: người sản xuất muốn bán sản phẩm với giá cao nhất; người tiêu dùng muốn mua sản phẩm với giá thấp nhất….

+ Giữa những người tiêu dùng cũng có sự ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn, chất lượng tốt hơn.

+ Giữa các chủ thể sản xuất luôn có sự ganh đua, giành giật những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

a. Đối với người sản xuất

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp: Để cạnh tranh giành thị phần dệt may trên thị trường, doanh nghiệp P đưa ra các biện pháp chủ động, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm. Nhờ sự nỗ lực không ngừng đổi mới, doanh nghiệp P đã nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường dệt may.

Câu hỏi:

– Em hãy cho biết những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện nhằm mục đích gì?

– Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với người sản xuất?

Bài làm

Những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện nhằm mục đích: nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường dệt may.

Đối với người sản xuất, cạnh tranh thúc đẩy người sản xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

b. Đối với người tiêu dùng

Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Để thu hút khách hàng, ngân hàng D đã phát triển nhiều sản phẩm với chương trình khuyến mãi đa dạng đi kèm để tăng tính cạnh tranh. Nhờ đó, khách hàng nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua về máy bay; đóng tiền điện, nước, học phí;..

Câu hỏi:

– Em hãy chỉ ra những lợi ích mà khách hàng được hưởng trong trường hợp trên.

– Em hãy cho biết vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng.

Bài làm

- Những lợi ích mà khách hàng được hưởng trong trường hợp trên: nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua về máy bay; đóng tiền điện, nước, học phí;..

- Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: cạnh tranh tạo điều kiện cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình.

c. Đối với nền kinh tế

Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi

Thông tin

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan và của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, kể từ năm 2001, Việt Nam là một trong số ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong năm 2020, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm 12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan (15,1%). Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.

(Theo Tạp chí Tài chính, kì 2, Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam, 6 – 2022)

Câu hỏi:

– Em hãy cho biết, việc xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới đã đem lại những lợi ích gì cho nền kinh tế nước ta?

– Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?

Bài làm

- Việc xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới đã mở rộng, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.

- Cạnh tranh có vai trò đối với nền kinh tế: cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác tối đa mọi nguồn lực quốc gia.

4. Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh

Em hãy đọc các trường hợp thông tin sau và thực hiện yêu cầu

- Trường hợp 1: Trên thị trường cung ứng trứng gà tươi, các công ty cạnh tranh bằng chính tiềm năng và thực lực để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Công ty H đã thực hiện hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn với các trang trại nuôi gà công nghệ cao và xây dựng nhà máy xử lí trứng. Công ty D thực hiện mô hình khép kín từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chỗ và một nhà máy chế biến thực phẩm. công ty P liên kết kí hợp đồng và chuyển giao công nghệ nuôi gà lấy trứng cho các hộ nông dân. Các công ty không làm trái những quy định của pháp luật khi kinh doanh.

- Trường hợp 2: Doanh nghiệp D và Q đều sản xuất điện thoại thông minh. Để lôi kéo khách hàng về phía mình nhằm thu được lợi nhuận, doanh nghiệp D đã đưa những thông tin sai, xuyên tạc sự thật về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp

- Trường hợp 3: Hai công ty T và P chuyên về sản xuất máy lọc nước. Trong quá trình kinh doanh, hai công ty này đang cạnh tranh nhằm giành thị phần. Gần đây, công ty P vừa ra mắt một loại ấn phẩm quảng cáo cố ý đưa những thông tin so sánh với sản phẩm công ty T theo hướng có lợi cho cho doanh nghiệp của mình cho khách hàng.

Câu hỏi:

- Em hãy nêu biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh trong các trường hợp trên.

- Em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Hãy nêu các biểu hiện khác của cạnh tranh không lành mạnh mà em biết.

Bài làm

- Biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh trong các trường hợp trên:

Trường hợp 1: cạnh tranh lành mạnh: cạnh tranh bằng chính tiềm năng và thực lực

Trường hợp 2: cạnh tranh không lành mạnh: đưa những thông tin sai, xuyên tạc sự thật về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp đối thủ

Trường hợp 3: cạnh tranh không lành mạnh: cố ý đưa những thông tin so sánh với sản phẩm công ty đối thủ theo hướng có lợi cho cho doanh nghiệp của mình cho khách hàng.

- Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quand thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

- Một số biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh:

  • Xâm phạm thông tin, bí mật trong kinh doanh
  • Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
  • Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
  • Lôi kéo khách hàng một cách bất chính

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Bên cạnh sự hợp tác, các chủ thể sản xuất phải cạnh tranh với nhau khi tham gia vào thị trường.

b. Do điều kiện sản xuất và lợi ích giống nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.

c. Cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể kinh tế, do đó, cạnh tranh chỉ diễn ra trong cơ chế thị trường

Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về hành vi của chủ thế kinh tế trong các trường hợp sau:

a. Để cạnh tranh với các nhà sản xuất cung ứng sản phẩm kẹo dừa, doanh nghiệp H đã áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới, chưa có trên thị trường.

b. Anh T là kĩ sư làm việc cho doanh nghiệp A chuyên sản xuất nước uống đóng chai. Biết anh T nắm giữ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A, doanh nghiệp B đã tìm mọi cách để mời anh T về làm việc và hứa sẽ trả một số tiền lớn nếu anh chia sẻ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A cho họ.

c. Ngành Hàng không đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ khi xuất hiện ngày càng nhiều hãng hàng không và sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Nếu hãng Q hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp, lấy chất lượng dịch vụ làm điểm mạnh thì hãng G hướng đến tiêu chí cạnh tranh về giá, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng.

Câu hỏi 3: Từ thông tin dưới đây, em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh đối với các chủ thể kinh tế

Để giành thị phần khách hàng, ba doanh nghiệp viễn thông đều đưa ra gói cước tương ứng với nhiều ưu đãi, thu hút được lượng người dùng lớn. Nhờ đó, đã đem lại nhiều quyền lợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ba doanh nghiệp viễn thông này còn tập trung triển khai hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát nhằm xây dựng vị thế tốt hơn trên thị trường cũng như có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Câu hỏi 4: Gia đình ông H có cửa hàng bán bánh ngọt ở thị trấn. Vừa qua, trên mạng Internet xuất hiện thông tin cửa hàng nhà ông sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc. Ông H cho biết, cả thị trấn chỉ có ba cửa hàng làm bánh ngọt, đối thủ tung tin như vậy để khách hàng quay lưng với cửa hàng.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên?

- Theo em, gia đình ông H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Vận dụng

Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn trong nhóm một tiểu phẩm phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

-----------------------------

Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 2

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm