Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 7

Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải SGK Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo nhé.

Mở đầu

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ câu chuyện về một doanh nhân thành công. Theo em, yếu tố nào đã mang lại sự thành công của doanh nhân trong câu chuyện đó?

Bài làm

♦ Câu chuyện về doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ

- Đặng Lê Nguyên Vũ được biết đến là nhà sáng lập, đồng thời là chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Trung Nguyên. Năm 2012, ông được vinh danh là “Vua cà phê Việt Nam” bởi National Geographic Traveller và Forbes Asia.

- Con đường kinh doanh của ông gặp không ít gian nan:

+ Năm 1981, bố ông gặp trọng bệnh, gia cảnh sa sút, nhưng đây cũng là lúc ý chí làm giàu trong ông được nhen nhóm

+ Năm 1992 , ông theo học khoa Y tại Đại học Tây Nguyên, vừa học vừa đi làm kiếm sống, trang trải học phí.

+ Năm 1996 , ông cùng với 3 người bạn của mình hợp tác, lập nên “Hàng cà phê Trung Nguyên”. Những ngày đầu, đó chỉ là cơ sở xay rang có diện tích vài mét vuông cùng chiếc máy rang bằng tay cũ, chủ yếu là rang xay cà phê và giao đến cho các quán khác.

+ Năm 1998, quán cà phê đầu tiên của Trung Nguyên được mở tại Thành phố Hồ Chí Minh, với tư cách là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu. Từ đó, các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện.

+ Từ năm 2000, cà phê Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ đã trở thành thương hiệu được nhiều người biết đến, mở rộng thị trường.

+ Năm 2003, sản phẩm G7 ra đời. Sản phẩm chính thức đánh dấu bước phát triển mới của Trung Nguyên trong việc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam; khi lần đầu tiên vượt qua Vinacafe và Nestlé về thị phần.

+ Thành công nối tiếp thành công, Trung Nguyên cho xây dựng hàng loạt nhà máy cà phê; trong đó nhà máy ở Bình Dương lớn nhất Việt Nam còn nhà máy tại Bắc Giang lớn nhất châu Á. Danh mục sản phẩm cà phê của Trung Nguyên cứ dài ra mãi, từ cà phê chồn; cà phê rang xay; cà phê hạt nguyên chất đến cà phê tươi; cà phê hòa tan…

+ Không chỉ xây dựng nhà máy chế biến, Đặng Lê Nguyên Vũ còn cho lập Làng cà phê Trung Nguyên rộng 20.000m2; Bảo tàng cà phê tại Buôn Mê Thuột nhằm biến nơi đây thành thủ phủ cà phê toàn cầu. Với ước mong vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới, năm 2008, Trung Nguyên đã thành lập văn phòng tại Singapore nhằm mục tiêu phát triển thị trường này thành một cứ điểm để mở rộng ra khối Asean và toàn cầu.

+ Tính đến nay, cà phê Trung Nguyên đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

♦ Một số yếu tố mang lại thành công cho doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ

- Niềm đam mê, ý chí và quyết tâm lập nghiệp, không ngại khó khăn, thất bại.

- Sự năng động và không ngừng tư duy, sáng tạo, đổi mới.

- Tài năng quản lí, lãnh đạo

1. Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

Thông tin

Năm 20 tuổi, Lương Văn Can đi thi và đỗ cử nhân tại trường thi Hương tại Hà Nội. Phụng sự Tổ quốc - đó là mục tiêu cao nhất mà danh sĩ họ Lương đặt ra. Trong khi bị đi đày sang Campuchia, Lương Văn Can đã biến cái rủi thành một cơ hội: cụ là người Việt tiên phong khai phá một thị trường bỏ ngỏ, mở đường cho một phong trào buôn bán sang Campuchia. Những đồng tiền kiếm được từ việc kinh doanh lại được đóng góp cho phong trào cách mạng.

Với những cá nhân có chí khí, họ có thể xoay chuyển tình huống, họ biết biến những yếu tố bất lợi thành một thời cơ mới. Trong thời gian kiếm kế sinh nhai tại Nam Vang, Lương Văn Can đã phát hiện ra nơi đây chính là một thị trường đầy tiềm năng còn đang bị bỏ ngỏ. Hàng hóa sơ sài và việc buôn bán cũng không mấy được chú trọng phát triển. Điều này cho ta thấy ở Lương Văn Can một sự nhạy bén khác thường trong lĩnh vực kinh doanh. Sau những suy tính, tự vạch ra đường đi nước bước cụ thể, Lương Văn Can bí mật liên lạc với gia đình, quyết tâm thành lập một đường dây buôn bán xuyên biên giới Việt Nam - Campuchia. Để mở được đường dây vuôn bán này là cả một quá trình tìm hiểu thị trường rất cặn kẽ, giá cả các mặt hàng hiếm ở Nam Vang và so sánh với giá cả hàng hóa ở Việt Nam.

Theo kế hoạch của cụ, mọi người chia nhau đi nghiên cứu thị trường rồi kín đáo liên hệ với bà Cử Can ở Hà Nội và các thương gia trong nước, thiết lập một đường dây thương mại bí mật xuyên biên giới, dùng tiếng lóng đánh điện tín về Hà Nội và Sài Gòn để đặt hàng đưa sang Nam Vang. Việc buôn bán từ đó phát triển rất nhanh.

Cụ Lương Văn Can còn chỉ ra những điểm hạn chế chính của người làm kinh doanh Việt Nam thời bấy giờ: không có thương phẩm, không có thương đạo, không có thương học, không biết giao thiệp, không biết trân trọng nghề, không có kiên tâm, không có tín thực,...

(Trích Nguyễn Hồng Dung, Lương Văn Can - xây dựng đạo đức kinh doanh cho người Việt, NXB Trẻ, 2007)

Câu hỏi:

- Từ thông tin trên, em hãy xác định khả năng phân tích thị trường và tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh của cụ Lương Văn Can.

- Cụ Lương Văn Can đã tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh như thế nào?

- Người kinh doanh cần có những năng lực kinh doanh nào?

Bài làm

- Khả năng phân tích thị trường: phát hiện ra Campuchia chính là một thị trường đầy tiềm năng còn đang bị bỏ ngỏ.

- Tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh: Hàng hóa sơ sài và việc buôn bán cũng không mấy được chú trọng phát triển. Điều này cho ta thấy ở Lương Văn Can một sự nhạy bén khác thường trong lĩnh vực kinh doanh. Sau những suy tính, tự vạch ra đường đi nước bước cụ thể, Lương Văn Can bí mật liên lạc với gia đình, quyết tâm thành lập một đường dây buôn bán xuyên biên giới Việt Nam - Campuchia. Để mở được đường dây vuôn bán này là cả một quá trình tìm hiểu thị trường rất cặn kẽ, giá cả các mặt hàng hiếm ở Nam Vang và so sánh với giá cả hàng hóa ở Việt Nam.

- Cụ Lương Văn Can đã tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh: mọi người chia nhau đi nghiên cứu thị trường rồi kín đáo liên hệ với bà Cử Can ở Hà Nội và các thương gia trong nước, thiết lập một đường dây thương mại bí mật xuyên biên giới, dùng tiếng lóng đánh điện tín về Hà Nội và Sài Gòn để đặt hàng đưa sang Nam Vang. Việc buôn bán từ đó phát triển rất nhanh.

- Người kinh doanh cần có những năng lực kinh doanh:

+ Năng động, sáng tạo

+ Chuyên môn, nghiệp vụ

+ Quản lí, lãnh đạo

+ Thiết lập quan hệ, nắm bắt thông tin

+ Dự báo và kiểm soát rủi ro

+ Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

+ Ý chí, khát vọng đổi mới, vươn lên,...

2. Đánh giá năng lực của người kinh doanh

Em hãy quan sát mô hình, đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 7

Trường hợp

Sau khi tham gia vào lĩnh vực xây dựng, ông T nhận thấy nhu cầu về lĩnh vực này ngày càng tăng. Hiện nay, vật liệu gạch có tác dụng làm vách ngăn, ít có giá trị chịu lực, cách âm, cách nhiệt và độ bền không cao. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, ông đã quyết tâm phát triển công nghệ xây dựng tường đúc sẵn. Cùng đội ngũ nhân viên kinh nghiệm lâu năm, ông T đầu tư công nghệ sản xuất, phát triển hệ thống trang web, tư vấn và hỗ trợ tiêu dùng. Với tính ưu việt là thi công nhanh, tác dụng cách âm, cách nhiệt và chịu lực tốt nên sản phẩm được các chủ đầu tư yêu thích. Khi kinh doanh có lợi nhuận, ông thưởng cổ phần cho nhân viên xuất sắc, gắn bó lâu dài với công ty.

Câu hỏi:

- Em hãy nêu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ông T trong kinh doanh qua trường hợp trên.

- Sử dụng mô hình SWOT, em hãy đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi em là một nhà kinh doanh.

Bài làm

Điểm mạnh:

  • Kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của ông T
  • Đội ngũ nhân viên kinh nghiệm lâu năm
  • Công nghệ sản xuất phát triển hệ thống trang web của ông
  • Khả năng thi công nhanh, tác dụng cách âm, cách nhiệt và chịu lực tốt của sản phẩm

Điểm yếu:

  • Không có nhiều thông tin về vấn đề kỹ thuật của sản phẩm
  • Giá trị chịu lực, cách âm, cách nhiệt và độ bền của vật liệu gạch có thể không cao

Cơ hội:

  • Nhu cầu về lĩnh vực xây dựng ngày càng tăng
  • Công nghệ sản xuất và phát triển hệ thống trang web
  • Khả năng thi công nhanh, tác dụng cách âm, cách nhiệt và chịu lực tốt của sản phẩm

Thách thức:

  • Không có nhiều thông tin về vấn đề kỹ thuật của sản phẩm
  • Giá trị chịu lực, cách âm, cách nhiệt và độ bền của vật liệu gạch có thể không cao
  • Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

- Strengths (điểm mạnh) của doanh nghiệp có thể bao gồm các yếu tố như: nguồn lực, tài sản, con người, kinh nghiệm, tài chính, Marketing,…

- Weakness (điểm yếu) là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có. Điểm yếu đó có thể là nguồn lực, tài sản, con người,… Dựa vào những phân tích SWOT cụ thể mà doanh nghiệp tự khắc phục để ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

- Opportunities (cơ hội) là những tác động tích cực từ bên ngoài, có tác dụng hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn một cách thuận lợi hơn.

- Threats (thách thức) là những trở ngại trên con đường phát triển, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Phải thẳng thắn đối diện với những thách thức và đề ra các phương án giải quyết hợp lý thì bạn mới tiến xa hơn được.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định sau đây? Vì sao?

a. Năng lực kinh doanh phải đi cùng với nguồn vốn mới khởi nghiệp.

b. Người kinh doanh có năng lực sẽ giúp cho doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của thị trường một cách tốt nhất.

c. Trong kinh doanh, chỉ cần năng động, sáng tạo, luôn dám nghĩ dám làm là đủ.

d. Người kinh doanh tự đánh giá được năng lực của bản thân sẽ đưa ra những quyết định chính xác.

Bài tập 2: Em hãy đánh giá năng lực kinh doanh của từng chủ thể trong các trường hợp sau:

a. Bà H kinh doanh từ năm 16 tuổi và đã thành công trong ngành chế biến thuỷ sản. Bà mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại. Sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ được tiêu thụ tại các siêu thị lớn, nhỏ mà còn cả hệ thống bán lẻ. Không chỉ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá cả ổn định, bà còn tạo vốn cho ngư dân và các đơn vị liên kết phát triển. Bà tích cực hợp tác với các nhà khoa học để chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng. Bà rất quan tâm đến đời sống người lao động nữ. Bà đã được tặng nhiéu bằng khen và danh hiệu vì những đóng góp của mình.

b. Anh N có ý tưởng thành lập doanh nghiệp sản xuất mĩ phẩm. Anh đã phát huy thế mạnh của bản thân về kiến thức hoá học, sinh học, dược học, cho ra các sản phẩm chất lượng và an toàn. Thông qua việc khảo sát thị hiếu của thị trường, anh lên kế hoạch kinh doanh, hưởng đến các sản phẩm vì sắc đẹp, sức khoẻ người tiêu dùng. Dù phải đối diện với rất nhiều thử thách vì là doanh nghiệp mới; nguy cơ cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành; nhưng anh N tin với sự quyết tâm và kiên trì học hỏi, đi từng bước nhỏ, lên kế hoạch cụ thể, đặt chất lượng sản phàm lên hàng đầu thì doanh nghiệp sẽ xây dựng được thương hiệu.

Bài tập 3: Hãy chia sẻ tấm gương về một doanh nhân mà em yêu thích, từ đó rút ra bài học cho bản thân

Vận dụng

Bài tập: Em hãy lập kế hoạch để phát triển năng lực kinh doanh của bản thân.

----------------------------

Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 8

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh. Mong rằng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm