Giới thiệu về đền Ngọc Sơn

Những bài văn mẫu hay lớp 8

Văn mẫu lớp 8: Giới thiệu về đền Ngọc Sơn gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Giới thiệu về đền Ngọc Sơn

Tọa lạc trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm trong xanh, đền Ngọc Sơn là một trong những điểm du lịch thu hút du khách và là biểu tượng riêng có của thủ đô Hà Nội. Cùng với hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn đã hợp lại với nhau thành một quần thể hoàn chỉnh. Chẳng thế mà có câu thơ:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Dấu vết thời gian của nghìn năm lịch sử như in đậm trên từng bờ tường, mái ngói, trên cầu Thê Húc cong cong bắc ngang từ bờ đến cổng đền Ngọc Sơn khiến danh thắng này vừa cổ kính lại vừa lộng lẫy, vừa lạ lẫm nhưng cũng rất thân thuộc trong dáng hình Hà Nội từ những năm xưa cũ. Vì lý do đó, đền Ngọc Sơn là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, đền Ngọc Sơn Hà Nội còn nổi tiếng bởi kiến trúc và không gian đặc biệt.

Ngôi đền có lịch sử khá lâu đời và đặc biệt. Xưa kia, đây vốn là ngôi đền thờ Quan đế để trấn áp cái ác, sau được đổi thành chùa thờ Phật, cuối cùng lại được tu sửa thành ngôi đền như ngày nay.

Kiến trúc của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nghìn năm văn hiến. Đó là một điển hình về không gian và kiến trúc tuyệt tác. Được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, đền Ngọc Sơn Hà Nội chủ yếu thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường. Qua đó thể hiện rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý nghĩa rộng hơn là tinh thần đoàn kết, hòa hợp tôn giáo.

Đền ngọc sơnMột trong những điểm nhấn kiến trúc của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc màu sơn như dải lụa mềm mại vắt qua làn nước xanh đặc trưng của Hồ Gươm, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt. Cầu Thê Húc được xây dựng thêm trong lần tu sửa năm 1865. Tên gọi “Thê Húc” nghĩa là “giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời”.

Phía nam đền Ngọc Sơn là trấn Ba Đình (cũng được xây dựng cùng thời với cầu Thê Húc) là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Vào thời bấy giờ, việc xây dựng trấn Ba Đình mang ngụ ý: chắn những làn sóng văn hóa độc hại vào nước Nam.

Đền Ngọc Sơn giữa hồ trong xanh giống như nơi hội tụ linh khí giữa trời đất, là nơi linh thiêng nên xưa kia các sĩ tử Bắc Hà thường đến đây để cầu xin việc học hành.

Trải qua bao thăng trầm bể dâu của thời gian, quần thể di tích đền Ngọc Sơn Hà Nội vẫn luôn là biểu tượng cổ kính, đại diện cho nền văn vật nghìn năm và là niềm tự hào to lớn của người dân thủ đô cũng như cả nước.

Sự dung hòa của Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo không chỉ thể hiện rõ ở việc thờ cúng mà cả trong kiến trúc, xây dựng, hệ thống câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn.

Nói đến diện mạo đền Ngọc Sơn ngày nay không thể không nhắc đến công lao của danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Siêu. Năm 1864, ông chủ trì việc sửa sang cảnh trí trong đền, đồng thời cho xây Đài Nghiên và Tháp Bút.

pháp Bút có hình bút lông, trên thân tháp tạc 3 chứ “Tả Thanh Thiên” nghĩa là “viết lên trời xanh”. Còn Đài Nghiên được đặt trên cửa cuốn tạc đá hình 3 con ếch há miệng khắc nguyên tảng đội nửa quả đào như đang cùng kề, cùng nói điều hân hoan sau những ngày ngậm miệng.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Giới thiệu về đền Ngọc Sơn. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.

Bài tiếp theo: Hãy thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật qua bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" của Tản Đà

Đánh giá bài viết
31 7.266
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm