Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hai nhóm giáo viên được hưởng phụ cấp thâm niên

Giáo viên được hưởng phụ cấp thâm niên

Hai nhóm giáo viên được hưởng phụ cấp thâm niên là nhóm nào theo Nghị định 77/2021? VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết để biết ai được hưởng phụ cấp thâm niên.

Điều 1 Nghị định 54/2011 nêu đối tượng giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập, đã chuyển, xếp lương theo chế độ tiền lương của viên chức tại Nghị định 204/2004. Từ ngày 1/8, viên chức giáo dục đào tạo và viên chức giáo dục nghề nghiệp ở trường công lập được hưởng phụ cấp thâm niên đã được quy định tại Nghị định 77.

Theo Nghị định 77/2021 được Chính phủ ban hành ngày 1/8, nhóm giáo viên và thời gian được hưởng phụ cấp thâm niên được bổ sung và quy định chi tiết hơn.

Những người được hưởng trợ cấp gồm: Viên chức ngành giáo dục đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu V.07) và ngành giáo dục nghề nghiệp (V.09). Những nhà giáo này phải đang công tác tại trường công lập, được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.

Ngoài nhóm trên, giáo viên đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành và các phòng thí nghiệm cũng được hưởng phụ cấp thâm niên.

Những người còn lại, kể cả giữ mã số mang ký tự V.07 và V.09 mà không đảm nhận công việc, vai trò được quy định, sẽ không được hưởng phụ cấp.

Trước đó, Nghị định 54/2011 chỉ nêu người được hưởng thâm niên thuộc nhóm đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004. Quy định mới này giúp xác định rõ và chi tiết nhóm giáo viên đủ điều kiện nhận phụ cấp.

Thời gian tính hưởng thâm niên được tính từ lúc công tác, đóng bảo hiểm xã hội và đi nghĩa vụ quân sự. Điều kiện là trước khi đi nghĩa vụ, giáo viên cũng đã được tính phụ cấp thâm niên nghề, hoặc trước khi chuyển về trường công lập, người đó đã đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dạy ngoài công lập. Nghị định cũ không tính thời gian giáo viên đi nghĩa vụ quân sự làm căn cứ tính phụ cấp.

Ngoài ra, với chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm lâm, kiểm tra đảng..., thời gian được tính thâm niên lấy từ lúc làm việc được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh.

Nếu đi tập sự, nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ một tháng trở lên; nghỉ ốm, đau, thai sản, đi làm chuyên gia, học tập ở nước ngoài vượt quá thời gian quy định; bị tạm đình chỉ công tác hoặc tạm giữ để điều tra, giáo viên không được tính thời gian để hưởng thâm niên.

Về mức phụ cấp, Nghị định 77 quy định, giáo viên đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) sẽ được tính phụ cấp thâm niên 5% so với mức lương hiện tại và phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.

Cụ thể phụ cấp thâm niên = (Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung) x Mức lương cơ sở hiện hành x Mức phần trăm phụ cấp thâm niên được hưởng.

Nghị định mới thay thế Nghị định 54/2011. Những địa phương, trường học đã chi trả phụ cấp này từ 1/7/2020 thì tiếp tục thực hiện theo nghị định mới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm