Hôm nay, nhiều chính sách về giáo dục có hiệu lực

Hôm nay, nhiều chính sách về giáo dục có hiệu lực, mời các bạn cùng theo dõi bài viết để biết được những chính sách nào có hiệu lực cũng như nội dung chi tiết các chính sách.

Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 8/2021 liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau như: công chức hành chính, văn thư được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ tin học và xếp lại lương cũng như nâng bậc lương, lộ trình dạy chương trình giáo dục phổ thông môn ngoại ngữ 1, kiểm tra thường xuyên online giáo dục thường xuyên,...

1. Lộ trình dạy Chương trình giáo dục phổ thông môn ngoại ngữ 1

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 19/2021/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngoại ngữ 1 Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc.

Theo đó, lộ trình thực hiện chương trình này được quy định tại Điều 2 Thông tư này như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Trong đó, các môn Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp và Tiếng Trung Quốc là môn học được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Riêng lớp 1 và lớp 2 sẽ thực hiện theo chương trình tự chọn với tổng số tiết là 70 tiết/năm học.

>>>> Theo dõi chi tiết trong bài viết: Lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông môn ngoại ngữ 1

2. Giáo dục thường xuyên được kiểm tra thường xuyên online

Nội dung này được nêu tại Thông tư 21/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

Theo đó, khoản 1 Điều 1 Thông tư này quy định hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong chương trình giáo dục thường xuyên trung học cơ sở (cấp 2) và trung học phổ thông (cấp 3) như sau:

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập, hồ sơ học tập

Trong khi đó, quy định cũ tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2014 chỉ nêu về hình thức kiểm tra gồm kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra viết một tiết trở lên, kiểm tra thực hành và kiểm tra học kỳ kết hợp với các hình thức kiểm tra, đánh giá quá trình học tập khác như:

- Phiếu hỏi, phiếu quan sát;

- Nhật kí học tập, kế hoạch học tập, sổ theo dõi học tập, hồ sơ học tập;

- Phỏng vấn, thông tin phản hồi của bạn bè và học tập hợp tác.

Đánh giá bài viết
1 96
Sắp xếp theo

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm