Hướng dẫn làm hồ sơ xét tuyển học bạ 5 học kỳ tại UEF
Cách tính điểm xét học bạ 2021 UEF
VnDoc gửi tới các bạn tài liệu Hướng dẫn làm hồ sơ xét tuyển học bạ 5 học kỳ tại UEF. Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết về hình thức xét tuyển kết quả học bạ THPT của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh. Mời các bạn tham khảo chi tiết.
Tham khảo thêm: Cách tính điểm xét học bạ 2021
1. Hồ sơ xét tuyển học bạ 5 học kỳ tại UEF có những gì?
Khi đã lựa chọn được ngành học phù hợp, thí sinh chuẩn bị hồ sơ để nộp vào UEF gồm:
• Đơn xét tuyển đại học chính quy (theo mẫu riêng của trường),
• Bản photo công chứng học bạ THPT,
• Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời,
• Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Trong đó, bản photo công chứng học bạ THPT thí sinh có thể đến văn phòng công chứng, ủy ban nhân dân địa phương hoặc trường THPT để xin chữ ký, đóng dấu xác nhận sao y bản chính. Ở thời điểm hiện tại, tất cả thí sinh đã có đủ bảng điểm trung bình 5 học kỳ. Vì thế các bạn hoàn toàn có thể đến UEF nộp hồ sơ đăng ký và nhận tư vấn chi tiết hơn về thông tin ngành nghề, môi trường học tập, học bổng,…
2. Cách điền đơn xét tuyển học bạ 5 học kỳ vào UEF
Đơn xét tuyển học bạ vào UEF gồm có 2 phần: thông tin thí sinh và thông tin đăng ký xét tuyển. Thí sinh cần điền đầy đủ và chính xác thông tin ở 2 phần này. Tuy nhiên các bạn cũng không cần quá lo lắng, dưới đây sẽ là những hướng dẫn chi tiết giúp các bạn hoàn thành đơn đăng ký xét tuyển một cách dễ dàng.
PHẦN THÔNG TIN THÍ SINH
- Mục Họ và tên thí sinh: Thí sinh điền đầy đủ tên họ, viết in hoa chữ cái đầu tiên
- Giới tính: ghi giới tính của bản thân (Nam/Nữ)
- Ngày tháng năm sinh: Ghi chính xác thông tin như giấy khai sinh
- Nơi sinh: Ghi tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương
- Số Chứng minh nhân dân/ Số thẻ căn cước công dân: Chứng minh nhân dân mẫu cũ (9 chữ số), ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, 03 ô đầu để trống, Chứng minh nhân dân mẫu mới (12 chữ số) hoặc Thẻ căn cước công dân, ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng.
- Địa chỉ liên hệ/ Số điện thoại: Thí sinh điền chính xác địa chỉ hiện đang cư trú, số điện thoại cá nhân (hoặc người thân) để Nhà trường có thể liên hệ gửi giấy báo và các thông tin cần thiết.
- Tên trường THPT: Ghi tên trường và địa chỉ huyện (quận), tỉnh (thành phố) của trường vào dòng kẻ chấm ở 3 năm lớp 10, 11, 12; Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu, ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo (Mã trường ghi theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo, nếu mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu ghi số 0, nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0).
- Năm tốt nghiệp: điền năm tốt nghiệp THPT; khu vực: ghi ký hiệu khu vực tương ứng (ví dụ KV1, KV2-NT,...); Đối tượng ưu tiên (nếu có): Nếu thuộc đối tượng ưu tiên nào, thí sinh ghi con số tương ứng (ví dụ: 01, 02, 03,...).
Thí sinh điền đơn đăng ký xét tuyển học bạ theo mẫu hướng dẫn sau:
PHẦN THÔNG TIN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN
Thí sinh lưu ý ở phần này gồm có 2 phương thức xét tuyển, các bạn chọn phương thức nào thì sẽ tick các thức đó. Với thí sinh chọn xét tuyển học bạ 5 học kỳ thì các bạn sẽ tick chọn vào ô Xét tuyển bằng kết quả học bạ điểm 05 học kỳ THPT (bỏ trống phần xét tuyển học bạ lớp 12).
Sau đó, các bạn lần lượt điềm thông tin điểm trung bình các học kỳ của năm lớp 10, 11 và 12 vào ô trống. Tiếp đến là điền chính xác tên ngành, mã ngành mình lựa chọn. Lưu ý: Với mỗi bộ hồ sơ, thí sinh được đăng ký tối đa 3 ngành học.