Kế hoạch dạy học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021
Kế hoạch dạy học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
Kế hoạch dạy học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 theo Hướng dẫn điều chỉnh kế hoạch giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào (Ban hành kèm theo Công văn số 405/BGDĐT-GDTH ngày 28 tháng 01 năm 2021. Mời các thầy cô cùng tham khảo chi tiết.
1. Kế hoạch dạy học lớp 5 môn Tiếng Việt cả năm học
>> Chi tiết: Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 - 2022
2. Kế hoạch dạy học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
TT | Nội dung cần điều chỉnh | Mức độ/Yêu cầu cần đạt | Nội dung dạy | Môn, bài dạy | Tuần | |
1 | KIẾN THỨC | |||||
1.1 | KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT | |||||
- Kiến thức về dấu gạch nối | Nhận biết được công dụng của dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng) | Công dụng dấu gạch nối | Chính tả: Ai là thủy tổ loài người | Tuần 25 | ||
Luyện tập công dụng dấu gạch nối | Chính tả: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động BT chính tả: Tác giả bài Quốc tế ca | Tuần 26 | ||||
Chính tả: Cô gái của tương lai | Tuần 29 | |||||
- Giới thiệu biện pháp điệp từ, điệp ngữ | Nhận biết và nêu được công dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ (nhằm nhấn mạnh ý nào đó) | Công dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ | Tập đọc: Cửa sông | Tuần 25 | ||
Luyện tập công dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ | Tập đọc: Đất nước | Tuần 26 | ||||
- Giảm bớt nội dung ôn tập dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép | Dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép | Sử dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép để viết câu, viết đoạn (luyện viết đoạn văn ngắn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng, đoạn văn biểu cảm, đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội, bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim; rèn luyện nhiều hơn yếu tố biểu cảm trong bài văn kể chuyện, miêu tả) | LTVC: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) – tr110 Bỏ bài 3, thay bằng BT: Viết đoạn văn đối thoại giữa em và bạn trong đó có sử dụng dấu chấm hỏi, chấm than | Tuần 29 | ||
LTVC: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) – tr124 Thêm Bài 3: Viết đoạn văn tả một con vật mà em yêu thích trong đó có sử dụng dấu phẩy. Nêu tác dụng của dấu phẩy dùng trong đoạn văn. | Tuần 30 | |||||
LTVC: Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm) – tr 143 Bỏ bài 3 thay bằng BT: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu hai chấm để tả một cảnh đẹp mà em yêu thích | Tuần 32 | |||||
LTVC: Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép) – tr 151 (giữ nguyên yêu cầu BT sgk) Hoặc thay BT3: Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu để thuyết minh, đưa ra ý kiến của mình về một cuốn sách ( một bộ phim) mà em cho là thú vị, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. | Tuần 33 | |||||
LTVC: Ôn tập về dấu câu (dấu gạch ngang) – tr159 Thêm BT 3: Viết đoạn văn sử dụng dấu gạch ngang. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn. | Tuần 34 | |||||
Điều chỉnh ngữ liệu dạy học | Khi học các bài lí thuyết, cần chọn ngữ liệu điển hình, tối giản. Nhiều bài dạy lí thuyết của SGK hiện nay bị xem là khó, quá tải vì đã chọn ngữ liệu có dung lượng lớn, các ví dụ khó, không tiêu biểu. | - LTVC: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tr 38) có ngữ liệu thơ (1.b. Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng…) là một ngữ liệu không điển hình, một vế câu ghép ẩn chủ ngữ. Thơ do có đặc thù riêng về ngắt nhịp nên không phải là lựa chọn điển hình để phân tích cấu trúc câu. Vì vậy, cần thay bằng một ngữ liệu câu ghép lấy từ văn bản văn xuôi, có tính chất điển hình hơn. | Tuần 22 | |||
1.2 | KIẾN THỨC VĂN HỌC | |||||
Kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ; nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại. | Nhận biết được về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ; nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại. | Kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện | Tập đọc: Tiếng rao đêm | Tuần 21 | ||
Tập đọc: Một vụ đắm tàu | Tuần 29 | |||||
Hình ảnh trong thơ | Tập đọc: Cao Bằng | Tuần 22 | ||||
Tập đọc: Cửa sông | Tuần 25 | |||||
Tập đọc : Đất nước | Tuần 27 | |||||
Tập đọc: Bầm ơi | Tuần 31 | |||||
Tập đọc: Những cánh buồm | Tuần 32 | |||||
Nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại. | Tập đọc: Người công dân số 1 | Tuần 19 | ||||
Tập đọc: Thái Sư Trần Thủ Độ | Tuần 20 | |||||
Tập đọc: Trí dũng song toàn | Tuần 21 | |||||
Tập đọc: Nghĩa thầy trò | Tuần 26 | |||||
2 | KĨ NĂNG | |||||
2.1 | KĨ NĂNG ĐỌC | |||||
2.1.1 | Đọc thông/Kĩ thuật đọc | |||||
Hướng dẫn HS yêu cầu: Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay | Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay | Hướng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc | Các tiết Tập đọc | Từ tuần 19 đến 34 | ||
2.1.2 | Đọc – hiểu | |||||
Bài tập hồi đáp/vận dụng/liên hệ, kết nối, so sánh; giảm bớt loại bài tập nhận diện (những bài tập này tạo cơ hội lồng ghép yêu cầu viết đoạn bài theo các kiểu văn bản mới có chương trình GDPT 2018) | Đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản hoặc liên hệ được văn bản với cuộc sống | Bài tập cảm thụ, bài tập sáng tạo sau các bài đọc hiểu để tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản, liên hệ với cuộc sống | Tập đọc: Tiếng rao đêm Viết lời cảm ơn người bán bánh giò – người thương binh đã cứu người trong đám cháy. | Tuần 21 | ||
Tập đọc: Một vụ đắm tàu Viết một kết thúc vui cho câu chuyện trên. | Tuần 29 | |||||
Tập đọc: Con gái Hãy đặt mình vào vai Mơ nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái. | Tuần 29 | |||||
Tập đọc: Lớp học trên đường 1. Đặt mình vài vai Rêmi, nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em. 2. Xung quanh em có ai gặp hoàn cảnh như Rêmi không? Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó? | Tuần 34 | |||||
2.1.3 | Ứng dụng kĩ năng đọc/Đọc mở rộng | |||||
- Hướng dẫn HS đọc thuộc thêm 3-5 bài thơ - Hướng dẫn HS đọc văn bản trên internet - Hướng dẫn HS tìm nguồn văn bản để đọc mở rộng, rèn luyện đọc hiểu và ghi chép kết quả đọc hiểu | Biết tìm văn bản để tự đọc mở rộng và bước đầu biết ghi chép phản hồi | Tìm, đọc thêm các văn bản có nội dung liên quan với bài học, ghi chép phản hồi về nội dung đã đọc (Ghi lại câu thơ, câu văn yêu thích sau khi đọc; nêu nhân vật yêu thích, giải thích lí do; tóm tắt lại câu chuyện đã đọc…) | Tập đọc: Cao Bằng HS sưu tầm tranh ảnh, thông tin giới thiệu về Cao Bằng (di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đặc sản của Cao Bằng) | Tuần 22 | ||
Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam Đọc thêm các văn bản có liên quan đến tà áo dài Việt Nam | Tuần 30 | |||||
Tập đọc: Lớp học trên đường HS tìm đọc tác phẩm Những tấm lòng cao cả (E.Amicis) | Tuần 34 | |||||
2.2 | KĨ NĂNG VIẾT | |||||
2.2.1 | Viết chính tả/Kĩ thuật viết | |||||
- Giảm chính tả đoạn bài (nghe-viết) ở học kì II - Điều chỉnh thành chính tả nghe-ghi - Yêu cầu viết hoa thể hiện sự tôn kính | Bước đầu chủ động nghe-ghi được các thông tin | Giảm chính tả đoạn bài (nghe-viết) ở học kì II | Chính tả: Cánh cam lạc mẹ | Tuần 20 | ||
Chính tả: Trí dũng song toàn | Tuần 21 | |||||
Chính tả: Cao Bằng | Tuần 23 | |||||
Chính tả: Tà áo dài Việt Nam | Tuần 31 | |||||
Chính tả: Trong lời mẹ hát | Tuần 33 | |||||
Điều chỉnh thành nghe-ghi | Tích hợp rèn kĩ năng nghe-ghi trong các tiết học, ở các môn học để hình thành kĩ năng cơ bản cho HS. | |||||
2.2.2 | Viết đoạn văn, văn bản | |||||
- GV xây dựng những đề bài mở, tạo cơ hội cho HS sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt của riêng mình. | Viết được đoạn văn ngắn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng, đoạn văn biểu cảm, đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội, bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim; hoặc rèn nhiều hơn yếu tố biểu cảm trong bài văn kể chuyện, miêu tả. | Hướng dẫn HS viết đoạn văn sáng tạo | Tập đọc: Một vụ đắm tàu Thay một kết thúc vui cho câu chuyện Một vụ đắm tàu. (đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình 2018: viết bài văn kể chuyện theo hướng phát huy tính tưởng tượng) | Tuần 29 | ||
Tập đọc: Con gái Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái. (Đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình 2018: yêu cầu viết đoạn nêu ý kiến (giải thích) về hiện tượng xã hội). | Tuần 29 | |||||
Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ Viết cảm nhận của em về Thái sư Trần Thủ Độ. Qua đó, bày tỏ quan điểm của bản thân về cách tự rèn luyện phẩm chất chính trực, thẳng thắn để sau này trở thành một công dân tốt. | Tuần 20 | |||||
Tập đọc: Tiếng rao đêm Viết lời cảm ơn cho người bán bánh giò- người thương binh đã cứu người trong đám cháy. | Tuần 21 | |||||
Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam Viết đoạn văn giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. | Tuần 30 | |||||
Tập đọc: Bầm ơi Mẹ là người phụ nữ vĩ đại trong cuộc đời của mỗi chúng ta, em hãy viết đoạn văn nói lên tình cảm của em dành cho mẹ. | Tuần 31 | |||||
Tập đọc: Út Vịnh Em hãy nêu ý nghĩa, trách nhiệm của người học sinh trong việc thể hiện tình yêu thương con người. | Tuần 32 | |||||
- Giảm bớt các bài ôn tập về kể chuyện, miêu tả để dành thời lượng cho HS viết đoạn văn ngắn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng, đoạn văn biểu cảm, đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng xã hội, bài văn thuyết minh ngắn về sách hoặc phim; hoặc rèn nhiều hơn yếu tố biểu cảm trong bài văn kể chuyện, miêu tả. | Điều chỉnh: Giảm bớt các tiết ôn tập về ôn tập tả đồ vật, con vật, cây cối. | - 9 tiết ôn tập, kiểm tra, trả bài (ôn tập tả đồ vật, con vật, cây cối) điều chỉnh như sau: + Tiết 1: Ôn tập văn kể chuyện theo hướng phát huy trí tưởng tượng. + Tiết 3: Viết bài văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc. + Tiết 4: Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ). + Tiết 5: Ôn tập về tả đồ vật + Tiết 6: Ôn tập về tả cây cối + Tiết 7: Ôn tập về tả con vật + Tiết 8: Kiểm tra viết (tả đồ vật, con vật, cây cối). + Tiết 9: Trả bài kiểm tra viết (tả đồ vật, con vật, cây cối). | Tuần 24-27 | |||
- Rèn nhiều hơn về kĩ năng viết các văn bản ứng dụng thông qua các tiết học Tập làm văn | Biết thể thức và cấu tạo của một số văn bản ứng dụng thông dụng trong cuộc sống | Bổ sung yêu cầu lập được chương trình hoạt động có sử dụng bảng biểu. | TLV: Lập chương trình hoạt động | Tuần 20, 21,23 | ||
2.3 | KĨ NĂNG NÓI VÀ NGHE | |||||
Rèn kĩ năng nói-nghe tương tác | Bố sung yêu cầu về tính tương tác và tính chủ động trong khi nghe-nói: biết thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác biệt; dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đối thoại, biết tôn trọng sự khác biệt trong thảo luận, thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự khi trình bày ý kiến trái ngược với người khác. | Tập đọc: Con gái Nêu suy nghĩ của em về tư tưởng trọng nam khinh nữ. | Tuần 29 | |||
Rèn kĩ năng nghe-ghi | Lồng ghép khi dạy Tập đọc, HS nghe-ghi các ý chính và nội dung bài đọc (GV nói chậm) | Các tiết Tập đọc | Từ tuần 19 đến 34 | |||
Lồng ghép khi dạy các thành ngữ, tục ngữ (HS nghe-ghi lại nghĩa của các từ mới, điển tích, thành ngữ, tục ngữ khi GV và các bạn giải nghĩa) | LTVC: MRVT: Truyền thống | Tuần 26 | ||||
LTVC: MRVT: Nam và nữ. Trẻ em | Tuần 30,31 | |||||
LTVC: MRVT: Trẻ em | Tuần 33 | |||||
Giảm bớt dung lượng đoạn nhớ-viết, nghe viết, bình giảng đoạn thơ vừa viết. | Chính tả: Cửa sông Viết 2 khổ thơ cuối, nghe bình giảng và ghi lại một số ý quan trọng về đoạn thơ vừa viết. | Tuần 27 |