Khái niệm và đặc điểm của kênh phân phối trong dịch vụ

Khái niệm và đặc điểm của kênh phân phối trong dịch vụ được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và đặc điểm của kênh phân phối trong dịch vụ

1. Khái niệm kênh phân phối

Là sự phối hợp giữa các nhà cung cấp với các trung gian và khách hàng trong việc thực hiện dịch vụ với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật thông qua các hoạt động mua bán”. Thực chất kênh phân phối dịch vụ là việc tham gia tác động trực tiếp vào việc đưa khách hàng tới tiêu dùng dịch vụ hoặc đưa một dịch vụ triển khai ở những khu vực thị trường khác nhau tới tiêu dùng.

2. Các trung gian phân phối

- Người trung gian là những người đứng giữa người sản xuất đầu tiên và người tiêu dùng cuối cùng mang danh nghĩa sở hữu hoặc tham dự vào các giao dịch trực tiếp để nhận phần lợi nhuận do đầu tư hiệu quả hoặc nhận thua lỗ do đầu tư không hiệu quả khi thực hiện chức năng trung gian.

- Các trung gian phân phối gồm có các nhà bán buôn, bán lẻ, những người môi giới, đại lý, xí nghiệp, hiệp hội… tham gia vào việc lưu thông hàng hoá trên thị trường.

- Các trung gian tạo ra cơ chế kéo đẩy hàng hoá trên thị trường. Sức đẩy hàng hóa của kênh là tổng hợp những cố gắng và năng lực của khâu phát khởi luồng hàng thuyết phục được các thành viên kênh khác thực hiện mua hàng và xúc tiến thực hiện hàng hoá tiếp tục cho tới người tiêu dùng cuối cùng. Sức kéo hút của kênh chính là áp lực của người tiêu dùng trên thị trường tác động lên các khâu trung gian để thực hiện quyết định mua hàng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng của mình. Có nhiều loại trung gian khác nhau theo quy mô, cấu trúc, tình trạng pháp lý và mối quan hệ với nhà cung cấp và vai trò chức năng của mỗi loại trung gian trong phân phối là khác nhau. Về cơ bản, có 4 loại trung gian mà chúng ta sẽ xét trong phần này.

* Đại lý dịch vụ

Đại lý là một loại hình trung gian phân phối có quyền xác lập một mối quan hệ hợp pháp giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ giống như 2 bên gặp nhau trực tiếp. Đại lý có quyền hành hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất tại một khu vực, lãnh thổ nhất định. Áp dụng đại lý khi công ty muốn kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá sản phẩm dịch vụ hoặc khi ở khu vực đó tính hiệu quả của người bán buôn và bán lẻ không cao. Nhà cung cấp chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động của đại lý. Còn đại lý thì được hưởng hoa hồng trên mỗi đơn vị dịch vụ, hoặc doanh thu có được nhờ đại lý. Như vậy, đại lý không chịu trách nhiệm về pháp lý với khách hàng.

Sử dụng đại lý có các ưu điểm như sau đối với nhà cung cấp:

- Giảm chi phí xây dựng kênh phân phối, tập trung đầu tư vào quá trình sản xuất chính.

- Thu hút khách hàng do đại lý có thể cung cấp cả các dịch vụ cạnh tranh (nhà cung cấp dịch vụ không làm được điều này).

- Giúp cho nhà cung cấp dịch vụ xâm nhập được vào các thị trường mới mà họ chưa hiểu biết rõ, đặc biệt là các thị trường nước ngoài. Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài muốn vào Việt Nam thường phải thông qua các đại lý Việt Nam.

- Đối với một số dịch vụ nếu không dùng đại lý thì sẽ phải chi phí tốn kém nếu nhà cung cấp tự làm lấy.

Nhà bán lẻ dịch vụ

Người bán lẻ là những người trung gian bán sản phẩm dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

Nhà bán lẻ là một loại trung gian trong kênh phân phối. Nhà bán lẻ thường có quy mô nhỏ, vốn ít nhưng có phương tiện kinh doanh hiện đại, đa dạng phong phú, tiện lợi và họ nắm bắt rất nhanh nhu cầu thị trường, rất năng động và thích nghi nhanh với nhu cầu thị trường. Nhà bán lẻ chịu trách nhiệm về pháp lý đối với khách hàng. Khách hàng chỉ quan hệ với nhà bán lẻ. Giao dịch giữa nhà bán lẻ và khách hàng là hợp pháp.

Trong mạng lưới phân phối dịch vụ viễn thông có một loại trung gian được gọi là nhà bán lại (Reseller). Nhà bán lại mua một số kênh viễn thông và tổ chức bán lẻ cho khách hàng cuối cùng. Nhà bán lại cũng có vai trò như nhà bán lẻ và chịu rủi ro khi không bán được hết dung lượng kênh đã mua. Ví dụ, mua một kênh Internet và tổ chức bán lẻ cho người dùng cuối cùng. Nhà bán lẻ có vai trò chia sẻ rủi ro với nhà cung cấp.

Nhà bán buôn dịch vụ

Người bán buôn là những trung gian bán sản phẩm dịch vụ cho các trung gian khác, cho nhà bán lẻ hoặc cho các nhà sử dụng công nghiệp.

Nhà bán buôn mua buôn với giá thấp một số lượng lớn quyền sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp và chia nhỏ thành các lô để bán lại cho các nhà bán lẻ dịch vụ. Nhà bán buôn luôn luôn thực hiện kinh doanh dịch vụ với qui mô lớn, phương tiện kinh doanh đa dạng và hiện đại, Vốn kinh doanh của nhà bán buôn lớn do đó họ dễ dàng chi phối lũng đoạn thị trường (nâng giá, kìm giá……) nhưng ngược lại rủi ro kinh doanh của người bán buôn cao.

Nhà bán buôn cũng có quyền hợp pháp giao dịch với khách hàng. Cũng như nhà bán lẻ, nhà bán buôn chia sẻ rủi ro với nhà cung cấp dịch vụ.

Nhà môi giới dịch vụ

Nhà môi giới là những nhà trung gian có quyền hành động hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất .

Người ta sử dụng môi giới trong các trường hợp như:

- Đối với những sản phẩm dịch vụ mới

- Ở những khu vực thị trường mới.

- Đối với những sản phẩm không có thông tin đầy đủ về thị trường hoặc là có những đặc điểm của thị trường lên xuống thất thường.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và đặc điểm của kênh phân phối trong dịch vụ về sự phối hợp giữa các nhà cung cấp với các trung gian và khách hàng trong việc thực hiện dịch vụ với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật thông qua các hoạt động mua bán...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm và đặc điểm của kênh phân phối trong dịch vụ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 1.874
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm