Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm và phân loại mức lao động

VnDoc xin giới thiệu bài Khái niệm và phân loại mức lao động được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nội dung thuộc về môn Tổ chức lao động khoa học nhằm giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về môn học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và phân loại mức lao động

1. Khái niệm mức lao động

Mức lao động là lượng lao động hao phí được qui định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng, trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.

Mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế - xã hội nhất định.

Lượng lao động hao phí này có thể được đo bằng đơn vị thời gian trên một hoặc một nhóm người trên một đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc); hoặc số lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian trên một hoặc một nhóm người; hoặc số người trên một đại lượng thời gian trên một hoặc một số nơi làm việc; hoặc số người trên một hoặc một số nơi làm việc trên một đại lượng thời gian. Với mỗi loại thước đo, sẽ có một loại mức lao động.

Chỉ khi nào lượng lao động hao phí này được quy định bởi cấp có thẩm quyền và có hiệu lực thực hiện, kèm theo những quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (công việc) và điều kiện tổ chức - kỹ thuật, nó mới trở thành mức lao động. Khi tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (công việc) thay đổi, hoặc điều kiện tổ chức - kỹ thuật thay đổi so với quy định, cần xây dựng lại mức.

Mức lao động khác với năng suất lao động ở chỗ mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để thực hiện, còn năng suất lao động là lượng lao động thực tế hao phí của người lao động. Năng suất lao động có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng mức lao động, tuỳ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng của người lao động và khả năng đảm bảo việc làm cho người lao động của doanh nghiệp.

2. Phân loại mức lao động

Trong các doanh nghiệp thường được phân loại theo như sau:

- Theo nội dung và tính chất, gồm có mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ, mức biên chế.

Mức thời gian (MTG):

Mức thời gian là lượng thời gian hao phí cần thiết được qui định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.

Đơn vị đo mức thời gian là giây, phút, giờ trên đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc). Người ta cũng có thể đo mức thời gian bằng giây - người, phút - người, giờ - người trên 1 đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc khi xác định mức thời gian cho tập thể lao động.

Mức sản lượng (MSL)

Mức sản lượng là số lượng đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) qui định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.

Đơn vị đo mức sản lượng là đơn vị sản phẩm (hoặc chi tiết sản phẩm) trên đơn vị thời gian (phút, giờ, ca), người lao động làm được nhiều hơn số lượng đơn vị sản phẩm qui định là hoàn thành vượt mức lao động.

Mức sản lượng thường được xác định trên cơ sở mức thời gian và dùng công thức:

MSL =T/ MTG

Trong đó:

T là đơn vị thời gian tính trong mức sản lượng (1 giờ hay 1 ca).

MTG là mức thời gian.

Như vậy mức sản lượng và mức thời gian là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau.

Việc xây dựng mức thời gian và mức sản lượng chỉ có thể thực hiện được nếu quy trình công nghệ sản xuất ổn định, lặp đi lặp lại và sản phẩm sản xuất ra có tiêu chuẩn chất lượng được quy định.

Mức phục vụ (MPV)

Mức phục vụ là số lượng nơi làm việc, đơn vị thiết bị, diện tích sản xuất… trong doanh nghiệp quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định, công việc ổn định và lặp lại có chu kỳ.

Đơn vị đo mức phục vụ là số đơn vị đối tượng phục vụ trên một hay một nhóm người lao động.

Mức phục vụ thường được xác định trên cơ sở mức thời gian phục vụ. Mức thời gian phục vụ là đại lượng thời gian quy định để thực hiện một đơn vị phục vụ trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.

Mức phục vụ được xác định để giao cho những người lao động phục vụ sản xuất mà kết quả không đo được bằng những đơn vị đo của mức sản lượng (chiếc, cái..) hoặc nếu đo được bằng đơn vị đo của mức sản lượng song năng suất lao động phụ thuộc vào chế độ vận hành của máy móc (máy chạy tự động là chủ yếu, công nhân chỉ thực hiện một số thao tác bằng tay hoặc chỉ đứng quan sát và theo dõi máy nhằm xử lý các sự cố)

Mức biên chế (MBC)

Mức biên chế là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.

Đơn vị đo của mức biên chế là người trên công việc. Mức này được áp dụng trong điều kiện công việc đòi hỏi hoạt động phối hợp của nhiều người mà kết quả không tách riêng được cho từng người, không thể xác định được mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ. Những công việc như hành chính, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước… là những công việc đòi hỏi phải xác định mức biên chế.

Các dạng biểu hiện của mức lao động nói trên đều thể hiện sự quy định về tiêu hao thời gian lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một khối lượng công việc nào đó bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Các dạng biểu hiện của mức lao động ấy luôn gắn liền với những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định của sản xuất, phù hợp với điều kiện tâm sinh lý của người lao động, bảo đảm trong quá trình lao động người lao động không những sử dụng đầy đủ và có hiệu quả công suất của máy móc, thiết bị, mà còn áp dụng được những phương pháp làm việc tiên tiến để không ngừng nâng cao năng suất lao động.

- Theo lao động tổng hợp tính cho một đơn vị sản phẩm, gồm có mức lao động công nghệ, lao động phục vụ và lao động quản lý.

- Theo phương pháp xây dựng mức lao động, gồm có mức lao động khái quát, mức lao động phân tích, mức lao động vi yếu tố.

- Theo cấp xây dựng và quản lý, gồm có mức lao động doanh nghiệp, mức lao động của ngành, mức lao động quốc gia.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và phân loại mức lao động về lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế - xã hội nhất định...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm và phân loại mức lao động. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm