Kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành
Kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Quản trị dịch vụ lữ hành để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Table of Contents
1. Vì sao cần phải kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kiểm tra là quá trình xem xét, phát hiện những sai lệch so với những gì đã hoạch định để kịp thời xử lý, điều chỉnh. Cần kiểm tra tất cả các yếu tố, các hoạt động về mặt chất lượng sản phẩm, tiến độ; kiểm tra các khoản chi, thu…
2. Vai trò của công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
-Kiểm tra tạo ra các căn cứ, bằng chứng rõ ràng phục vụ cho việc hoàn thiện các quyết định trong quản lý. Kiểm tra để thẩm định tính đúng sai của chiến lược, kế hoạch.
- Kiểm tra góp phần đôn đốc việc thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao. Các nhà quản lý cũng như cấp dưới có thể mắc sai lầm và kiểm tra cho phép chủ động phát hiện sửa chữa các sai lầm đó trước khi chúng trở nên nghiêm trọng để mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.
- Kiểm tra đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của người lãnh đạo. Nhờ kiểm tra, các nhà quản lý biết được những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp.
- Quá trình kiểm tra cho phép nhà quản lý giám sát sự tiến bộ của nhân viên chứ không can thiệp vào công việc và không ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo của họ.
- Kiểm tra giúp cho doanh nghiệp theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường: thị trường luôn biến động, các đối thủ cạnh tranh luôn liên tục giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới để thu hút khách hàng, các kế hoạch và chính sách của nhà nước luôn được điều chỉnh và ban hành, giá dịch vụ của các nhà cung cấp cũng thay đổi đột ngột…
- Kiểm tra đúng lúc có rất nhiều tác dụng: làm cho con người hoạt động nghiêm túc hơn; hoạt động chung ít bị trục trặc hơn; chi phí, lãng phí ít hơn; chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động cao hơn.
3. Phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra khâu hoạch định, chuẩn bị
- Kiểm tra khi hoạt động đang diễn ra
- Kiểm tra sau khi hành động.
- Kiểm tra định kỳ thường xuyên.
- Kiểm tra đột xuất
Trong quản trị dịch vụ lữ hành cần phải kiểm tra tất cả các yếu tố liên quan đến dịch vụ như thời tiết, giao thông, thủ tục hành chính… đặc biệt chú trọng kiểm tra chất lượng của các dịch vụ trước khi triển khai phục vụ khách.
Ví dụ: du lịch đến Phú Quốc không nên đi bằng phương tiện tàu thủy, tàu cao tốc vào 6 tháng cuối năm vì ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và áp thấp khu vực Miền Trung đổ vào nên vùng biển Rạch Giá - Kiên Giang – Phú Quốc thường động, nên không cho tàu bè qua lại. Khi thời tiết xấu thì hầu hết du khách chuyển sang đi đường hàng không nhưng các chuyến bay đến Phú Quốc chỉ có 4-5 chuyến/ ngày, bằng máy bay ATR, chỉ trên dưới 60 ghế nên không đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi nhu cầu du lịch Phú Quốc ngày càng đông, khách du lịch muốn đi Phú Quốc thường phải đăng ký vé trước ít nhất 20 ngày. Vì thế, trong những trường hợp có nhu cầu khẩn cấp như thế này, đa số khách du lịch không có vé máy bay sang Phú Quốc. Họ sẽ phải ở lại Tp.HCM hoặc các tỉnh khác. Nếu họ muốn nghỉ tại Tp.HCM (thường khách quốc tế) thì tình hình thường khó khăn hơn vì các khách sạn ở Tp.HCM thường ở trong tình trạng full (kín) phòng.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành về mục đích kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vai trò của công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu của các ngành học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.