Kỹ năng giao tiếp trong nhóm
Kỹ năng giao tiếp trong nhóm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Kỹ năng giao tiếp trong nhóm
Khái quát và các hình thức giao tiếp trong nhóm
Giao tiếp trong nhóm là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ và liên hệ giữa các cá nhân trong các nhóm tập thể xã hội. Nhờ đó, con người mới có thể thực hiện các hoạt động nhằm cải biến hiện thực khách quan xung quanh hoặc chính bản thân, qua đó thỏa mãn các nhu cầu cá nhân.
Hay nói cách khác, giao tiếp trong nhóm là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở quá trình thông tin, hiểu biết, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Từ mỗi hướng nghiên cứu giao tiếp khác nhau, người ta có những cách phân loại giao tiếp khác nhau. Trong giao tiếp nhóm làm việc cũng có đầy đủ các hình thức giao tiếp như các trường hợp giao tiếp khác.
Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của quá trình giao tiếp: Giao dịch trực tiếp (Đàm thoại): Là sự tiếp xúc, trao đổi giữa các chủ thể giao tiếp, được thực hiện trong cùng một khoảng không gian và thời gian nhất định. Có 2 hình thức đàm thoại là đối thoại và độc thoại.
Giao tiếp gián tiếp: Là giao tiếp được thể hiện qua các phương tiện trung gian như điện thoại, thư tín, sách báo, tivi…
Căn cứ vào mục đích giao tiếp: Giao tiếp chính thức: Là giao tiếp giữa các cá nhân đại diện cho nhóm, hoặc giữa các nhóm mang tính hình thức, được thực hiện theo các lễ nghi nhất định, được quy định bởi các nhóm chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật.
Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp không mang tính hình thức, không có sự quy định về lễ nghi. Các hình thức giao tiếp và trang phục không bị gò bó. Đó là những giao tiếp giữa các cá nhân hoặc nhóm mang tính chất cá nhân, không đại diện cho ai, hay tổ chức nào.
Căn cứ vào đối tượng giao tiếp: Giao tiếp song đôi: Chủ thể và đối tượng giao tiếp là hai cá nhân tiếp xúc với nhau. Đây là hình thức giao tiếp cơ bản và phổ biến nhất.
Giao tiếp nhóm: Là giao tiếp giữa các cá nhân với nhóm hoặc giữa các thành viên trong và ngoài nhóm với nhau. Đây là kiểu giao tiếp “đại trà”, thường nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiều người, nội dung giao tiếp không bí mật.
Căn cứ theo tính chất nghề nghiệp: Mỗi nghề nghiệp quy định một hình thức giao tiếp khác nhau về ngôn ngữ, nét mặt, cử chỉ, giọng điệu, tư thế…cũng như quy định tính chất, nội dung của thông tin. Ví dụ một nhà giáo, một bác sĩ, một chính trị gia…mỗi nghề có cách giao tiếp khác nhau.
Căn cứ vào phương tiện giao tiếp: Giao tiếp ngôn ngữ: Là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống tín hiệu “lời nói” và “chữ viết”. Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao tiếp xã hội.
Giao tiếp phi ngôn ngữ: Được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, trang phục hoặc không gian nhất định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong nhóm
Theo Laswell- nhà nghiên cứu truyền thông, các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp nhóm bao gồm:
Chủ thể giao tiếp: Sự hiểu biết, tính cách của chủ thể giao tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả của giao tiếp. Nếu anh ta có hình ảnh tốt về bản thân, cởi mở, làm chủ được cảm xúc và các phản ứng của mình, biết được động cơ giao tiếp của mình…thì sẽ có nhiều thuận lợi để tiến hành một cuộc giao tiếp thành công và ngược lại.
Nội dung giao tiếp: Cần phải được xác định từ trước trên cơ sở những mục tiêu mà chủ thể cần đạt được sau quá trình giao tiếp.
Đối tượng giao tiếp: Mỗi người sẽ tiếp nhận thông tin qua lăng kính chủ quan riêng của họ. Để giao tiếp thành công cần phải tìm hiểu về đối tượng mà chủ thể giao tiếp muốn tiến hành giao tiếp từ trước khi giao tiếp xảy ra và ngay cả trong quá trình giao tiếp thông qua việc quan sát đối tượng, nắm bắt sự đáp ứng của họ và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Bên cạnh đó, kết quả giao tiếp sẽ tốt hơn nếu bạn xác định được đúng đối tượng, đúng nội dung, đúng mức độ, phạm vi thông tin sẽ truyền đạt, đúng thời điểm, đúng nơi đúng chỗ…
Phương tiện truyền thông và kênh thông tin được sử dụng cần phải phù hợp thì cuộc giao tiếp mới thành công, nếu không phù hợp sẽ dẫn tới thất bại, hoặc giảm hiệu quả.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Kỹ năng giao tiếp trong nhóm về các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong nhóm, khái quát và các hình thức giao tiếp trong nhóm....
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Kỹ năng giao tiếp trong nhóm. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.