Khả năng tự kiềm chế

Khả năng tự kiềm chế được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trong cuộc sống, có người mới đôi lời qua lại đã nổi nóng. Cũng có người vì tiền, sinh ra ăn hối lộ, tham ô, ăn cắp để làm mất nhân cách và phẩm chất. Con người lầm lỡ vì trở thành tù binh của tình cảm, mất khả năng tự kiềm chế chứ không phải do phẩm chất xấu. Nên cần phải học cách tự kiềm chế.

Ba trạng thái tự ngã trong giao dịch

Theo các nhà tâm lý học, trong khi giao tiếp, cá tính con người bao gồm có ba trạng thái đó là trạng thái bản ngã phụ mẫu, trạng thái bản ngã thành niên, trạng thái bản ngã nhi đồng. Dù ở môi trường giao tiếp nào con người cũng thể hiện một trong ba trạng thái đó và dần chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Trạng thái bản ngã phụ mẫu. Đó là đặc trưng cá tính nhận biết được quyền hạn, tính ưu việt của mình và thể hiện trong khi giao tiếp. Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống là khi giao tiếp hay ra lệnh, hoặc huấn thị: “anh không được...”, “anh phải...”. Đó chính là biểu hiện của trạng thái bản ngã phụ mẫu. Ở trạng thái này, nếu người giao tiếp là cấp dưới hoặc đàn em có thể tăng thêm vẻ uy nghiêm, nhưng nếu người giao tiếp là đồng nghiệp sẽ gây cảm giác bất mãn, khó chịu.

Trạng thái bản ngã thành niên. Trạng thái đặc trưng cá tính biết bình tĩnh và khách quan phân tích sự việc một cách có lý trí trong quá trình giao tiếp. Thể hiện cụ thể trong cuộc sống là thường nói với giọng thương lượng “tôi nghĩ…”, “anh thấy thế nào…”.

Trạng thái bản ngã nhi đồng. Trạng thái đặc trưng cá tính hay xúc động, hành động theo sự sai khiến của tình cảm trong quá trình giao tiếp. Khi giao tiếp hay khúm núm, sợ sệt, dùng từ ngữ hạ thấp mình và hay ở trạng thái xúc động.

Trong ba trạng thái nói trên, trạng thái bản ngã thành niên là loại hình giao tiếp lý tưởng nhất.

Tự kiềm chế trong quá trình giao tiếp

Muốn tự kiềm chế trong quá trình giao tiếp cần phải thực hiện các quy tắc sau đây: Trước hết, khống chế trạng thái bản ngã trong quá trình giao tiếp. Trạng thái bản ngã của con người có liên quan mật thiết với đức hạnh, tính cách, trình độ học thức và môi trường giao tiếp cụ thể. Cần phải phân tích trạng thái bản ngã nào chủ đạo xuyên suốt trong khi giao tiếp để tự giác loại bỏ trạng thái vô ý thức và vô lý trí. Đó là cơ sở nâng cao hiệu quả giao tiếp. Đồng thời phải học cách kiềm chế trạng thái bản ngã của mình, trong bất cứ trường hợp nào, dù đối tượng giao tiếp ở trạng thái bản ngã nào cũng phải duy trì trạng thái bản ngã thành niên.

Thứ hai, biết khoan dung. Trong cuộc sống, sự va chạm không thể tránh khỏi. Cách xử lý khéo léo sẽ làm cho mọi sự êm ấm. Đối với việc gì cũng cần khoan dung, không ăn miếng trả miếng, mọi hành động cần cân nhắc trước khi thực hiện.

Thứ ba, biết kiềm chế cơn giận giữ. Dễ tức giận là một thói xấu. Nếu bị tật xấu đó chi phối chứng tỏ đó là kẻ yếu trong cuộc sống. Đối với công việc cũng như con người, không thể tránh khỏi những cái không hài lòng và gây sự bực tức nhưng khi tức giận nên bình tĩnh nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khả năng tự kiềm chế về đặc điểm của ba trạng thái tự ngã trong giao dịch, tự kiềm chế trong quá trình giao tiếp....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khả năng tự kiềm chế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 220
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm