Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Làm gì khi học sinh hay bắt nạt bạn bè

Làm gì khi học sinh hay bắt nạt bạn bè

Làm tốt công tác chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giáo dục học sinh, khi học sinh có thể tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đang trở thành nhu cầu cấp thiết. Vậy chúng ta cần làm gì khi học sinh hay bắt nạt bạn bè? Mời các thầy cô cùng tham khảo những kiến thức, kinh nghiệm dành cho giáo viên dưới đây nhé.

Làm gì khi học sinh hay bắt nạt bạn bè - Kiến thức, kinh nghiệm dành cho giáo viên

Như chúng ta đã biết, giai đoạn học sinh tiểu học là giai đoạn mà trẻ có nhiều sự biến đối không chỉ về mặt sinh lý mà cả về mặt tâm lý.

Ở lứa tuổi này, tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật sinh động, rực rỡ… Đặc biệt, lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động, dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư.

Có thể nói rằng, ở giai đoạn này, tâm lý, tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi. Những tác nhân xung quanh dễ dàng có tác động tới trẻ, khiến trẻ có những hành vi, hành động đôi khi mất kiểm soát.

Một trong những hành động đáng lo ngại đã xuất hiện khá nhiều của trẻ hiện nay đó là bắt nạt bạn bè.

Hiện nay, bắt nạt bạn bè là hiện tượng khá phổ biến đối với nhiều trẻ nhỏ và trẻ ở lứa tuổi vị thành niên (từ 13 đến 19 tuổi). Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn một nửa trẻ bị bắt nạt trong những năm học ở trường.

Hành vi bắt nạt người khác có thể bằng lời nói hoặc bằng hành động. Con trai thường có xu hướng sử dụng hành động để đe doạ, bất chấp nạn nhân đó là nam hay nữ. Con gái thường tấn công bằng lời nói, mục tiêu thường là các bạn gái khác.

Trẻ bị bắt nạt thường đau khổ, và những đau khổ này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tình cảm và xã hội của trẻ cũng như các thành tích học tập ở trường. Một số nạn nhân còn có xu hướng muốn tự tử thay vì cứ phải tiếp tục chịu đựng sự quấy nhiễu hay sự trừng phạt của những kẻ bắt nạt.

Trẻ nhỏ và trẻ ở lứa tuổi vị thành niên hay bắt nạt người khác thường điều khiển hoặc thống trị bạn khác. Những trẻ hay bắt nạt thường chọn nạn nhân là người thụ động, dễ bị đe doạ, hoặc có ít bạn bè. Nạn nhân còn là những trẻ nhỏ bé hoặc yếu đuối, và khó tự bảo vệ mình.

Vậy, là người giáo viên chủ nhiệm, chúng ta cần có những biện pháp như thế nào để chấm dứt tình trạng hay bắt nạt bạn bè của một số học sinh?

Nếu bạn nghi ngờ học sinh của bạn bắt nạt học sinh khác, thì điều quan trọng là bạn giúp đỡ em học sinh đó càng sớm càng tốt. Nếu không can thiệp, tình hình này sẽ dẫn đến các khó khăn về học tập, xã hội, tình cảm và pháp luật.

Sau đây là một số biện pháp giáo viên có thể sử dụng:

1. Phối hợp với cha mẹ học sinh, tìm hiểu về tâm lý, nguyên nhân dẫn tới việc hay bắt nạt bạn của trẻ.

2. Những trẻ hay bắt nạt, trêu trọc người khác thường là những trẻ hiếu động và thích gây sự chú ý với mọi người. GV cần lựa chọn và cân nhắc những lời nói, tránh trách móc thậm tệ khiến học sinh xấu hổ và càng thể hiện thái độ bất cần. Gv cần giữ bình tĩnh, lắng nghe,tìm hiểu nguyên nhân của sự việc rồi giải quyết sự việc.

3. Nói chuyện với học sinh: GVCN cần tạo không gian riêng để nói chuyện với học sinh, khuyến khích học sinh chia sẻ, tâm sự. để học sinh nói ra được lí do của những việc làm của mình, từ đó phân tích giúp học sinh hiểu những việc làm đó là sai và cần dừng lại. Ví dụ: Nếu con là bạn con sẽ cảm thấy thế nào? Con nghĩ việc làm/ lời nói như vậy là đúng hay sai? Theo con, bây giờ mình nên làm thế nào? Con cảm thấy thế nào sau khi làm bạn khóc …..

4. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động với bạn bè khi ở trường, khi đi tham quan. Tạo lập cho trẻ nhiều mối quan hệ bạn bè để trẻ hoà đồng và cởi mở với các bạn hơn.

5. Giao cho học sinh những nhiệm vụ cụ thể, có khen thưởng khuyến khích kịp thời để học sinh có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Từ đó, bớt chú ý tới việc bắt nạt, trêu đùa bạn bè.

6. Bác sĩ tâm lý cũng là một biện pháp cần thiết nếu trẻ có dấu hiện bạo lực nặng, khó kiềm chế cảm xúc và có những biểu hiện khó chịu khi người khác lại gần.

------------------------------------

Trên đây là một số biện pháp mà người giáo viên có thể sử dụng đối với các trường hợp học sinh có biểu hiện hay bắt nạt bạn bè. Trên thực tế, không có một biện pháp nào có thể ứng dụng trong mọi trường hợp. Người giáo viên phải chọn được biện pháp phù hợp nhất với đặc điểm đối tượng học sinh của mình. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm thông tin bổ ích nhé.

>> Tham khảo thêm: Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở Tiểu học hiệu quả

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm