Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu
Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu
Câu hỏi: Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu
- thống nhất các ngày tế lễ trong cả nước.
- phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- phục vụ yêu cầu học tập.
- phục vụ chiêm tinh, bói toán.
Trả lời:
Đáp án đúng: B. phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
1. Khái quát Ai Cập và Lưỡng Hà:
- Vị trí địa lí:
+ Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông Ơ-phrát và Ti-gơ-rơ ở khu vực Tây Nam Á, cung cấp nguồn nước dồi dào, cùng với phù sa màu mỡ tạo nên những cánh đồng rộng lớn do phù sa các sông bồi đắp.
+ Các dòng sông được khai thác trở thành những tuyến đường giao thông nối liền giữa các vùng để thúc đẩy thương mại.
- Thuận lợi:
+ Các dòng sông cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây.
+ Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, các dòng sông bồi đắp phù sa tạo nên những đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Hoạt động kinh tế:
Hầu hết người Ai Cập phụ thuộc vào thương mại để kiếm tiền. Họ có nhiều trang trại và gia súc mà họ đổi lấy công cụ để làm thức ăn; họ cũng thu thập nhiều khoáng sản và kim loại khác nhau. Hiện tại, trao đổi vẫn là một hoạt động kinh tế lớn ở Ai Cập.
+ Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân Ai Cập cổ đại đã đến định cư ở lưu vực sông Nin và chuyển từ đời sống chăn nuôi du mục sang làm nghề nông từ rất sớm.
+ Trong cơ cấu kinh tế của Ai Cập cổ đại, ngay từ ngày xưa, nông nghiệp được xem là ngành kinh tế chính, còn các ngành khác như chăn nuôi, đánh cá, thủ công nghiệp, thương nghiệp có tính chất bổ trợ.
+ Để canh tác nông nghiệp hiệu quả, người Ai Cập cổ đại đã dùng sức kéo của trâu bò và những lưỡi cày để xới đất hiệu quả hơn.
+ Các dòng sông được khai thác trở thành những tuyến đường giao thương chính, nối liền giữa các vùng, thúc đẩy thương mại ở Ai Cập và Lưỡng Hà phát triển.
Nhờ biết khai thác những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà đã sớm tạo dựng được nền văn minh của mình.
2. Hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà
- Ai Cập: Khoảng 3200 TCN, ông vua huyền thoại có tên là Mê-nét đã thống nhất các công xã còn được gọi là nôm, thành lập nhà nước Ai Cập. Từ đó, Ai Cập đã trải qua các giai đoạn:
+ Thế kỉ XXXII TCN- XXVII TCN: Tảo vương quốc.
+ Thế kỉ XXVII TCN- XXI TCN: Cổ vương quốc.
+ Thế kỉ XXI TCN- XVIII TCN: Trung vương quốc.
+ Thế kỉ XVI TCN- XI TCN: Tân vương quốc.
+ Thế kỉ XI TCN – I TCn: Hậu kì vương quốc.
+ Giữa thế kỉ I TCN, bị La Mã xâm lược.
- Lưỡng Hà: Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me đến định cư và thành lập các nhà nước thành bang tại vùng hạ lưu hai dòng sông. Sau đó, người Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon,… đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này cho đến khi bị Ba Tư xâm lược vào thế kỉ III TCN.
Người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có nhiều phát minh quan trọng còn có giá trị đến ngày nay như cách làm thuỷ lợi, phát minh ra cái cày, bánh xe, chữ viết,..
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập:
+ Tín ngưỡng:
~ Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần sông Nin, thần Mặt trời…).
~ Tin vào sự bất tử của linh hồn (cho rằng sau khi chết, linh hồn có thể trở lại thể xác để hồi sinh => có tục ướp xác).
+ Kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cũng còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà Khoa học đang tìm lời giải đáp.
+ Phát minh ra giấy: Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy. Từ"paper" (giấy viết trong tiếng Anh) có gốc từ "Papyrus". Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm "bút" rồi viết lên tấm đất sét ướt tạo thành chữ giống hình cái nêm nên gọi là chữ hình nêm.
+ Chữ viết: Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình.
+ Toán học: Người Ai Cập đã biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.
+ Phát minh ra lịch: Theo lịch của người Ai Cập một năm có 360 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Họ cũng biết làm đồng hồ bằng cách đo ánh sáng mặt trời, một ngày chia làm 24 giờ.
+ Kiến trúc: Kim tự tháp và tượng Nhân sư
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà:
+ Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…).
+ Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch. Cư dân Lưỡng Hà dựa trên quan sát sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất đã chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.
+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.
+ Toán học: Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
+ Kiến trúc: xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon…
-------------------------------
Ngoài Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử lớp 6, Trắc nghiệm Lịch Sử 6 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 6. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.