Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Nước Âu Lạc

Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Nước Âu Lạc chương 5. Lời giải gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong nội dung chương trình học Lịch sử lớp 6, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập giải Lịch sử 6 sách Cánh Diều.

>> Bài trước: Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Nước Văn Lang

1. Nội dung bài học

Câu hỏi 1 trang 64

1. Hãy cho biết thời gian ra đời và phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc.

2. Hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Âu Lạc.

3. Dựa vào sơ đồ hình 13.2, hình 13.3 và đọc thông tin, hãy cho biết An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích gì?

Trả lời

1. - Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng năm 208 TCN, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.

- Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc, mà ngày nay là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và lãnh thổ của Văn Lang ở miền bắc Việt Nam. Âu Lạc có ranh giới phía bắc là sông Tả Giang (Quảng Tây) đến phía nam là dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.

2. Vẽ sơ đồ

Nhà nước Âu Lạc

3. An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích: phòng thủ, bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm.

Câu hỏi 1 trang 65

1. Quan sát các hình từ 13.4 đến 13.6 và đọc thông tin, hãy cho biết những nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc.

Trả lời

Những nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc là:

+ Gieo trồng được lúa và các loại rau, củ, quả.

+ Nghề gốm, nghề luyện kim, đúc đồng được xây dựng và ngày càng phát triển

+ Nghề dệt phát triển, nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm...

2. Hãy mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc.

Trả lời

Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc:

+ Đời sống vật chất: được nâng cao. Ngoài đồ ăn thịt, cá, rau, gạo, cư dân còn ăn hoa quả. Biết làm muối, mắm, dùng gia vị và mặc nhiều loại vải. Đồ dùng sinh hoạt phong phú, đầy đủ hơn.

+ Đời sống tinh thần: Các tín ngưỡng , phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển. Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm.

2. Phần Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập 1 trang 66

Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về nhà nước Văn Lang và nước Âu Lạc:

Nội dung

Nước Văn Lang

Nước Âu Lạc

Thời gian ra đời

Kinh đô

Tổ chức nhà nước

Trả lời

Nội dung

Nước Văn Lang

Nước Âu Lạc

Thời gian ra đời

Thế kỉ VII TCN

Năm 208 TCN

Kinh đô

Bạch Hạc (Phong Châu, Phú Thọ)

Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội)

Tổ chức nhà nước

- Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).

- Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

- Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương (giúp việc cho vua có các lạc hầu).

- Cả nước được chia làm nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

- Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

Luyện tập 2 trang 66

Sự tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc được biểu hiện như thế nào

Trả lời

Sự tiến bộ của cư dân Âu Lạc về:

- Đời sống vật chất: Ngoài các thức ăn cơ bản như gạo, rau, thịt, cá... thì cư dân còn ăn thêm hoa quả, làm muối, làm mắm, sử dụng gia vị. Người dân cũng biết dệt và mặc nhiều loại vải hơn. Đồ dùng gia đình cũng phong phú và đầy đủ hơn nhiều.

- Đời sống tinh thần: Các tín ngưỡng, phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển. Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm.

Vận dụng trang 66

Dựa vào hình 13.8, hình 13.9 và các thông tin em tìm hiểu được, hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về khu di tích Đền Hùng và Khu di tích thành Cổ Loa?

Trả lời

Khu di tích Đền Hùng

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.

Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa là toà thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm Kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.

Thành gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc Vua An Dương Vương định đô xây thành, về việc chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ... Từ bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

>> Bài tiếp theo: Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

Ngoài lời giải chi tiết Lịch sử 6 bài 13 Cánh Diều phần Chương 5: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc trên đây các bạn có thể tham khảo Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức Lịch Sử 6 sách Chân Trời Sáng Tạo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới chương trình GDPT cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch Sử lớp 6 Cánh diều

    Xem thêm