Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử 6 Cánh diều bài 16

Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc bao gồm lý thuyết, trắc nghiệm trong nội dung chương trình học môn Lịch sử 6 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 16

1. Giữ gìn văn hóa dân tộc

- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:

+ Truyền dạy tiếng Việt cho con, cháu; nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.

+ Duy trì các phong tục – tập quán, như: thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc; nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình...

2. Phát triển văn hóa dân tộc

- Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc, như:

+ Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc.

+ Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng phù hợp với văn hóa của người Việt.

+ Tiếp thu chữ Hán.

+ Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá ngày càng sâu rộng.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 16

Câu 1. Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy nhân dân Việt Nam

A. có tinh thần yêu nước, đấu tranh dũng cảm.

B. không được học tiếng Hán và các phong tục của người Hán.

C. đã bị các triều đại phong kiến phương Bắc đồng hóa.

D. bài trừ triệt để các yếu tố có liên quan đến văn hóa Trung Quốc.

Đáp án: A

Lời giải: Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn, đấu tranh dũng cảm.

Câu 2. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đồng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam?

A. Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài.

B. Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt.

C. Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam.

D. Giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống trong các làng xã.

Đáp án: D

Lời giải:

- Để thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc, các triều đại phong kiến phương Bắc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, đồng thời mở trường lớp dạy chữ Hán, áp dụng luật Hán và tìm cách truyền bá văn hoá, phong tục phương Bắc đối với người Việt.

- Giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống trong các làng xã không phản ánh đúng chính sách đóng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc.

Câu 3. Đâu không phải nét phong tục truyền thống của người Việt được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc?

A. Làm bánh chưng, bánh giày.

B. Tục ăn trầu, xăm mình.

C. Tục lì xì đầu năm.

D. Tục nhuộm răng đen.

Đáp án: C

Lời giải: Tục lì xì đầu năm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam. Đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt.

Câu 4. Đâu không phải nét văn hóa cổ truyền của người Việt được lưu giữ đến ngày nay?

A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

B. Ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các ngày trọng đại.

C. Dán ngược chữ “Phúc” trước cửa khi đón tết.

D. Làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết.

Đáp án: C

Lời giải:

- Dán ngược chữ “phúc” trước cửa khi đón tết là phong tục của người Trung Quốc (chữ “Phúc” treo ngược đọc là “Phúc đảo”. Đây là phép chơi chữ, trong đó đảo (倒) là từ đồng âm với đáo (到). Do đó chữ “Phúc” treo ngược, khi đọc sẽ trở thành “Phúc đáo”, nghĩa là phúc đến nhà). => Đây không phải phong tục truyền thống của người Việt.

Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ phương Bắc đối với nhân dân Việt Nam?

A. Đạo Phật được coi là quốc giáo.

B. Truyền bá Nho giáo vào Việt Nam.

C. Bắt nhân dân Việt Nam theo phong tục của người Hán.

D. Đưa người Hán vào Việt Nam ở lẫn với người Việt.

Đáp án: A

Lời giải:

- Những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ phương Bắc đối với nhân dân Việt Nam:

+ Bắt nhân dân Việt Nam theo phong tục của người Hán.

+ Truyền bá Nho giáo vào Việt Nam.

+ Đưa người Hán vào Việt Nam ở lẫn với người Việt.

- Phật giáo được truyền bá sâu rộng trong xã hội Việt Nam nhưng không phải là quốc giáo => Đáp án A sai.

Câu 6. Tôn giáo nào không được các triều đại phong kiến phương Bắc truyền vào nước ta?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.

D. Hồi giáo.

Đáp án: D

Lời giải:

- Dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá ngày càng sâu rộng trong xã hội Việt Nam. Trong đó, Đạo giáo, Phật giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc hơn.

Câu 7. Người Việt đã sáng tạo ra chữ viết của mình dựa trên cơ sở của hệ thống chữ nào?

A. Chữ La-tinh của La Mã.

B. Chữ Hán của Trung Quốc.

C. Chữ tượng hình của Ai Cập.

D. Chữ Phạn của Ấn Độ.

Đáp án: B

Lời giải: Trên cơ sở hệ thống chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm (từ khoảng thế kỉ XII).

Câu 8. Đâu là chữ viết được người Việt sáng tạo ra dựa trên việc học tập chữ Hán?

A. Chữ Nôm.

B. Kim đỉnh văn.

C. Giáp cốt văn.

D. Chữ hình nêm.

Đáp án: A

Lời giải: Trên cơ sở việc học tập hệ thống chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm (từ khoảng thế kỉ XII).

Câu 9. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân Việt Nam nhằm mục đích gì?

A. Mở mang dân trí cho người Việt.

B. Đồng hóa nhân dân Việt Nam về văn hóa.

C. Khai hóa văn minh cho người Việt.

D. Thức tỉnh tinh thần dân tộc của người Việt.

Đáp án: B

Lời giải: Mục đích của các triều đại phong kiến phương Bắc khi thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân Việt Nam là nô dịch, đồng hóa nhân dân Việt Nam về văn hóa.

Câu 10. Văn hóa ở Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật?

A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Ấn Độ.

B. Nhân dân Việt Nam bài trừ triệt để các yếu tố văn hóa Trung Quốc.

C. Người Việt từ bỏ bản sắc văn hóa của dân tộc để tiếp thu văn hóa Trung Hoa.

D. Tiếp thu và sáng tạo yếu tố bên ngoài, giữ gìn giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc.

Đáp án: D

Lời giải: Trong thời Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hoá truyền thống thêm đặc sắc. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc vốn có từ thời dựng nước tiếp tục được giữ gìn trong các làng xã của người Việt.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 6 Cánh diều bài 17

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 6 trên VnDoc để học tốt Lịch sử 6 hơn. Ngoài ra các Đề thi học kì 1, Đề thi giữa kì 1 lớp 6 cũng là nguồn tài liệu phong phú và hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cún ngốc nghếch
    Cún ngốc nghếch

    😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 10:02 10/01
    • Bé Gạo
      Bé Gạo

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 10:02 10/01
      • chang
        chang

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 10:02 10/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch Sử lớp 6 Cánh diều

        Xem thêm