Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
Với nội dung bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa lí lớp 5 bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi trong chương trình sách giáo khoa từ đó học tốt môn Lịch Sử và Địa lí lớp 5.
Bài: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
Khởi động (trang 40)
Câu hỏi trang 40 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Hình 1 là công trình kiến trúc tiêu biểu của Triều Lý. Hãy chia sẻ điều em biết về triều đại này.
Lời giải:
- Triều Lý là 1 triều đại lớn của Việt Nam khi tồn tại đến hơn 200 năm, bắt đầu từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua và dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long.
Khám phá (trang 40)
1. Triều Lý định đô ở Thăng Long
Câu hỏi trang 40 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Đọc thông tin và khai thác tư liệu, em hãy:
- Nêu nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô.
- Cho biết những đóng góp của Lý Công Uẩn đối với dân tộc.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
- Nội dung của “Chiếu dời đô”: thông báo rộng rãi quyết định về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La cho nhân dân biết.
- Ý nghĩa của “Chiếu dời đô”: thể hiện tầm nhìn sáng suốt của vua Lý Thái Tổ, đồng thời mở ra thời kỳ phát triển mới của đất nước.
♦ Yêu cầu số 2:
- Những đóng góp của vua Lý Thái Tổ đối với dân tộc:
+ Sáng lập ra Triều Lý.
+ Dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội).
+ Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
2. Triều Lý xây dựng và bảo vệ đất nước
Câu hỏi trang 42 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Đọc thông tin, em hãy:
- Nêu một số nét chính về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Triều Lý.
- Cho biết đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với dân tộc.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
- Một số nét chính về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Triều Lý:
+ Triều Lý tiến hành xây dựng chính quyền, thực hiện hàng loạt những việc làm ổn định và phát triển đất nước như: ban hành bộ “Luật Hình thư”, đổi tên nước thành Đại Việt, xây dựng Văn Miếu, tổ chức khoa thi đầu tiên, lập Quốc Tử Giám,...
+ Thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển thủ công nghiệp và các hoạt động buôn bán.
+ Chủ động tổ chức cuộc kháng chiến đánh bại quân Tống xâm lược, giữ vững nền độc lập của đất nước.
♦ Yêu cầu số 2:
- Đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với dân tộc là:
+ Lý Thường Kiệt đã có những trận đánh vô cùng oanh liệt .
+ Khi quân Tống sang xâm lược nước ta, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.
+ Không chỉ tài giỏi trong việc lên chiến lược, chỉ huy quân sĩ, ông còn là người hiểu lòng quân khi đã khích lệ tinh thần họ, góp phần vào chiến thắng vẻ vang.
Luyện tập (trang 43)
Luyện tập 1 trang 43 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính của lịch sử Việt Nam dưới Triều Lý.
Lời giải:
Luyện tập 2 trang 43 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Kể chuyện về một nhân vật lịch sử thời Lý mà em yêu thích.
Lời giải:
(*) Tư liệu tham khảo: Những chiến công rạng danh lịch sử của Thái úy Lý Thường Kiệt
- Năm 1061 người Mường ở biên giới Thanh Hóa, Nghệ An quấy rối, Lý Thường Kiệt được lệnh đi dẹp loạn. Thế nhưng ông chủ trương không dùng bạo lực, mà cố gắng thu phục nhân tâm. Từ đó ông đã thu phục được dân Mường, giúp ổn định vùng biên giới phía Nam.
- Năm 1069, Lý Thường Kiệt cùng vua Lý Thánh Tông đem quân trấn áp Chăm-pa, đập tan ý đồ phối hợp với quân Tống của Chăm-pa. Vua Chiêm là Chế Củ phải chạy trốn đến biên giới với Chân Lạp thì không dám vượt sang vì có hiềm thù với Chân Lạp, nên phải đầu hàng Lý Thường Kiệt. Sau đó Chế Củ phải dâng 3 châu cho Đại Việt.
- Trong những năm 1075-1077, Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân Đại Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước.
- Năm 1104 vua Chiêm Thành là Chế Ma Na đem quân tiến đánh, chiếm lại các vùng đất mà vua Chế Củ đã nhượng lại cho Đại Việt trước đây. Lý Thường Kiệt lúc này đã 86 tuổi vẫn đưa quân về phía Nam đánh bại quân Chiêm Thành. Chế Ma Na phải nộp lại đất cho Đại Việt.
Vận dụng (trang 43)
Vận dụng trang 43 Lịch sử và Địa lí lớp 5: Sưu tầm tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện,...) về một di tích hoặc nhân thời nhà Lý và chia sẻ với bạn.
Lời giải:
- Di tích Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý tại Bắc Ninh, là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, là dấu tích một triều đại phong kiến kéo dài hơn 200 năm.
- Di tích được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014. Nơi đây cũng là một trong những điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
- Đền Đô được xây dựng trên đất quê Lý Công Uẩn. Năm 1019, khi Lý Thái Tổ lên ngôi được 10 năm, ông về quê lập một thái miếu để thờ tổ nội mình ở đây. Lúc đó, vua đã chọn một khu đất để làm nơi chôn cất sau khi băng hà, cách cửa đền Đô hiện tại khoảng một km, đặt tên là Cấm Địa Sơn Lăng. Năm 1028 Lý Thái Tổ băng hà, được an táng tại quê nhà theo di nguyện. Sau này, các vị vua nhà Lý đều được đưa về chôn cất tại đây.
- Năm 1030, vua Lý Thái Tông cho xây dựng đền Đô làm nơi thờ vua cha. Từ đó, đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý.
>>> Bài tiếp theo: Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược