Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 10 bài 14 CTST

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 14: Đất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10 sách CTST. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

I. Đất và lớp vỏ phong hóa

* Đất

- Khái niệm: Là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

* Vỏ phong hóa

- Khái niệm: Là lớp sản phẩm vụn thô ở phần trên cùng của vỏ Trái Đất.

- Kết quả của các quá trình phong hóa làm đá và khoáng vật bị biến đổi.

II. Các nhân tố hình thành Đất

1. Đá mẹ

- Tất cả các loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phong hóa của đá gốc.

- Đất hình thành trên những loại đá mẹ khác nhau sẽ không giống nhau về thành phần khoáng vật, cấu trúc, tính chất lí hóa và cả màu sắc.

2. Địa hình

Địa hình tác động đến sự hình thành đất thông qua yếu tố độ cao, độ dốc và hướng.

- Theo độ cao: Càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, quá trình phong hóa đá diễn ra chậm, dẫn đến quá trình hình thành đất yếu.

- Theo độ dốc: Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến tốc độ xói mòn đất, nên những nơi bằng phẳng thường có tầng đất dày hơn nơi địa hình dốc.

- Theo hướng sườn: Hướng sườn núi khác nhau nhận được lượng nhiệt ẩm không giống nhau, làm cho đất ở các sườn núi cũng có nhiều khác biệt.

3. Khí hậu

- Nhân tố khí hậu giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.

- Nhiệt độ, mưa và các chất khí phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong hóa.

- Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm,... ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất.

- Khí hậu ảnh hưởng tới đất thông qua sinh vật -> thành phần hữu cơ của đất khác nhau.

4. Sinh vật

- Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và bảo vệ đất.

- Thực vật cung cấp vật chất hữu cơ; vi sinh vật phân giải xác hữu cơ và tổng hợp mùn.

- Động vật (giun, loài gặm nhấm,...) giúp đất tơi xốp, góp phần tạo cấu trúc đất.

- Ngoài ra, sinh vật còn chống xói mòn và giữ ẩm cho đất.

5. Thời gian

- Toàn bộ các quá trình và hiện tượng xảy ra trong đất đều cần đến thời gian.

- Thời gian dài hay ngắn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ biến đổi lí học, hóa học và sinh học trong đất.

6. Con người

- Tích cực: Con người có thể làm tăng độ phì của đất thông qua các hoạt động sản xuất kinh tế và sinh hoạt phù hợp như làm thủy lợi, làm ruộng bậc thang,...

- Tiêu cực: Nếu sử dụng đất không hợp lí, con người cũng là nhân tố làm đất bị thoái hóa, bạc màu.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 14: Đất. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí lớp 10, Địa lý 10 Cánh Diều, Địa lý 10 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 10.

Đánh giá bài viết
1 14
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 21/02/23
    • Bảnh
      Bảnh

      🤠🤠🤠🤠🤠

      Thích Phản hồi 21/02/23
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 21/02/23

        Địa lý 10 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm