Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 10 bài 6 CTST

Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 6: Thạch quyển, nội lực được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10 sách CTST. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

I. Khái niệm thạch quyển

- Khái niệm

+ Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti.

+ Thạch quyển hay còn gọi là quyển đá vì vật chất cấu tạo nên quyển này ở trong trạng thái cứng và chủ yếu là các loại đá.

- Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo có ranh giới các mảng đã làm thay đổi cấu trúc và hình thái địa hình bề mặt Trái Đất.

II. Nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

1. Nội lực

- Khái niệm: Là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

- Nguồn năng lượng sinh ra nội lực

+ Sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ.

+ Sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực.

+ Năng lượng của các phản ứng hoá học trong lòng đất,...

- Ảnh hưởng

+ Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo; hình thành các dãy núi.

+ Tạo ra các uốn nếp, đứt gãy; gây ra động đất, núi lửa.

+ Làm thay đổi cấu trúc ban đầu, tạo nên cấu trúc mới;...

2. Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Tác động của nội lực thể hiện qua vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang.

Vận động theo phương thẳng đứng

- Đặc điểm

+ Là vận động nâng lên, hạ xuống diễn ra phổ biến nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn.

+ Các vận động nâng lên, hạ xuống này vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên Trái Đất.

- Kết quả: Làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích của một khu vực một cách chậm chạp và lâu dài, gây ra hiện tượng biển tiến và biến thoái.

- Ví dụ: bán đảo Xcan-đi-na-vi (Scandinavia) ở Bắc Âu,…

Vận động theo phương nằm ngang

- Hiện tượng uốn nếp

+ Khái niệm: Là hiện tượng các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng.

+ Nguyên nhân: Do các lực nén ép này vận động theo phương nằm ngang. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở những nơi đá có độ dẻo cao, điển hình nhất là các đá trầm tích.

+ Tác động: Làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ thành miền núi uốn nếp. Ví dụ: dãy núi U-ran (Ural), Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Coóc-đi-e, An-đét,...

- Hiện tượng đứt gãy

+ Đặc điểm: Xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng hay nằm ngang.

+ Tác động: Tạo ra các hẻm vực, thung lũng, khe nứt, hình thành các địa hào, địa luỹ...

+ Ví dụ: Dãy núi Con Voi nằm giữa hai đứt gãy sông Hồng và sông Chảy là địa luỹ điển hình của Việt Nam; Thung lũng sông Rai-nơ (Rhein) ở châu Âu là địa hào.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 6: Thạch quyển, nội lực. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí lớp 10, Địa lý 10 Cánh Diều, Địa lý 10 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • dnkd ♡
    dnkd ♡

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 21/02/23
    • Ba Lắp
      Ba Lắp

      😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 21/02/23
      • Nguyễn Sumi
        Nguyễn Sumi

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 21/02/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lý 10 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm