Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 10 bài 4 CTST

Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10 sách CTST. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

I. Nguồn gốc hình thành Trái Đất

- Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc hình thành Trái Đất như giả thuyết Căng - La-plat, giả thuyết Ốt-tô Xmit,...

- Theo quan niệm chung nhất, những thiên thể trong hệ Mặt Trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.

- Khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay thì trong lòng Trái Đất đã bắt đầu diễn ra quá trình tăng nhiệt.

- Sự tăng nhiệt độ làm nóng chảy vật chất bên trong và sắp xếp thành các lớp: nhân, man-ti và vỏ Trái Đất như hiện nay.

II. Vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

1. Đặc điểm vỏ Trái Đất

- Nhờ sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất, người ta biết rằng Trái Đất có cấu trúc gồm ba lớp: nhân, man-ti và vỏ Trái Đất.

- Đặc điểm

+ Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km dưới đáy đại dương đến 70 km ở lục địa.

+ Trên cùng của vỏ Trái Đất thường là tầng trầm tích, không liên tục và có nơi mỏng, nơi dày. Trầm tích lục địa thường dày hơn trầm tích đại dương.

+ Ở giữa là tầng đá granit, bao gồm đá granit và các loại đá nhẹ tương tự đá granit, làm thành nền của các lục địa.

+ Dưới tầng granit là tầng badan, bao gồm đá badan và các loại đá nặng tương tự như đá badan. Tầng badan thường lộ ra dưới đáy đại dương.

- Phân loại: vỏ đại dương và vỏ lục địa.

2. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hóa học, chủ yếu là silic và nhôm.

- Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

+ Khoáng vật là những nguyên tố hoặc hợp chất hóa học được hình thành do các quá trình địa chất.

+ Đá là tập hợp của một hay nhiều loại khoáng vật, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

- Dựa vào nguồn gốc hình thành, các loại đá được chia thành ba nhóm:

+ Đá mácma: được hình thành do kết tinh khối mácma nóng chảy trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt đất. Ở nước ta có nhiều khối núi đá mácma lớn như Tam Đảo, Bạch Mã,....

+ Đá trầm tích: được hình thành do sự tích tụ, nén ép của các sản phẩm phá huỷ từ đá gốc thành vật liệu vụn như cuội, cát, tro bụi,...

+ Đá biến chất: được thành tạo từ đá mácma hoặc đá trầm tích bị biến đổi tính chất (thành phần hóa học, cấu trúc,...) do tác động của nhiệt, áp suất,...

III. Thuyết kiến tạo mảng

1. Nội dung thuyết kiến tạo mảng

- Thời gian: Thuyết kiến tạo mảng ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Về-ghe-ne (Alfred Wegener).

- Nội dung: Dựa vào sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất và di tích hóa thạch ở bờ các lục địa, ông cho rằng đại Cổ sinh, trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.

- Các mảng kiến tạo

+ Theo thuyết kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cũng gọi là mảng kiến tạo.

+ Toàn bộ bề mặt Trái Đất được chia thành 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ.

+ Mỗi mảng kiến tạo vừa có vỏ lục địa vừa có vỏ đại dương, riêng mảng Thái Bình Dương chỉ có vỏ đại dương.

+ Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.

2. Nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa

Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể có nhiều cách tiếp xúc khác nhau, cụ thể như sau:

- Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau xảy ra hiện tượng phun trào mácma tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo động đất, núi lửa,...

- Khi hai mảng kiến tạo Xô vào nhau, làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất, tạo ra các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa.

- Khi mảng đại dương chuyển động tiến sát vào mảng lục địa, nó bị hút chìm xuống dưới mảng lục địa, nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành các dãy núi, thường kèm theo động đất, núi lửa,...

- Khi hai mảng gặp nhau rồi dịch chuyển ngang gọi là trượt bằng sẽ tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất dọc theo đường tiếp xúc.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí lớp 10, Địa lý 10 Cánh Diều, Địa lý 10 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 21/02/23
    • Su kem
      Su kem

      🙂🙂🙂🙂🙂

      Thích Phản hồi 21/02/23
      • Soái ca
        Soái ca

        😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 21/02/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lý 10 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm