Lý thuyết Địa lý 10 bài 8 CTST

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10 sách CTST. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

I. Khái niệm

- Khái niệm: Là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước tiên là Mặt Trời.

- Cấu trúc gồm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao khí quyển.

- Thành phần không khí trong khí quyển gồm: khí nitơ (chiếm khoảng 78% thể tích không khí), khí oxi (chiếm khoảng 21% thể tích không khí), khí cacbonic, hơi nước và các khí khác (chiếm khoảng 1% thể tích không khí).

- Vai trò: Khí quyển có vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển và bảo vệ sự sống của Trái Đất.

II. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

1. Phân bố theo vĩ độ

- Đặc điểm: Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ. Càng về cực biên độ nhiệt càng tăng và nhiệt độ trung bình năm càng giảm.

lý thuyết địa lý 10

- Nguyên nhân

+ Trái Đất có dạng hình cầu nên góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.

+ Càng về gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít.

+ Thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.

2. Phân bố theo lục địa và đại dương

- Đặc điểm: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

- Nguyên nhân

+ Lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh, còn đại dương thì ngược lại.

+ Ở những khu vực gần đại dương, nơi có dòng biển nóng hoặc dòng biển lạnh đi qua nhiệt độ không khí cũng có sự chênh lệch.

3. Phân bố theo địa hình

- Theo độ cao

+ Ở tầng đối lưu, nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, trung bình nhiệt độ giảm 0,6°C khi lên cao 100m.

+ Do càng lên cao không khí càng loãng, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt.

- Theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi

+ Sườn có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nên nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại.

+ Sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí lớp 10, Địa lý 10 Cánh Diều, Địa lý 10 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 10.

Đánh giá bài viết
1 33
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Heo Ú
    Heo Ú

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 21/02/23
    • Sói già
      Sói già

      😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 21/02/23
      • Đinh Đinh
        Đinh Đinh

        😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 21/02/23

        Địa lý 10 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm