Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 10 bài 9 CTST

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 9: Khí áp và gió được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10 sách CTST. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Khí áp và gió

I. Khí áp

- Khái niệm: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Đặc điểm: Không khí dù nhẹ nhưng cũng có trọng lượng.

- Ví dụ: Khí áp cao nhất là ở Xi-bia 1 084 mb, khí áp thấp ở Thái Bình Dương 870 mb.

1. Sự hình thành các đai khí áp

* Đặc điểm

- Trên bề mặt Trái Đất luôn tồn tại các đai áp cao và đai áp thấp.

- Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.

* Nguyên nhân: Hình thành khí áp là do nhiệt lực và động lực.

- Nguyên nhân nhiệt lực

+ Xích đạo có nhiệt độ cao quanh năm, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm nên hình thành đai áp thấp.

+ Vùng cực Bắc và vùng cực Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng nên tồn tại các đai áp cao.

- Nguyên nhân động lực

+ Đai áp cao cận chí tuyến hình thành do không khí thăng lên Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.

+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

2. Nguyên nhân thay đổi khí áp

- Khí áp thay đổi theo độ cao: khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm.

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi.

+ Khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén của không khí nhỏ nên khí áp giảm và ngược lại.

+ Trong năm, trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp thấp, mùa đông có áp cao.

- Khí áp thay đổi theo thành phần không khí

+ Tỉ trọng của không khí có hơi nước nhẹ hơn tỉ trọng của không khí khô -> không khí chứa nhiều hơi nước sẽ có khí áp giảm.

+ Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô làm khí áp giảm.

II. Gió

- Khái niệm: Là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp.

- Đặc trưng: Gió được đặc trưng bởi tốc độ gió và hướng gió.

1. Các loại gió chính trên Trái Đất

Gió Đông cực

- Phạm vi: Gió Đông cực là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.

- Hướng gió: Thổi theo hướng đông bắc ở bán cầu Bắc, hướng đông nam ở bán cầu Nam.

- Tính chất: Lạnh và khô, gây ra những đợt sóng lạnh ở khu vực ôn đới vào mùa đông.

Gió Tây ôn đới

- Phạm vi: Loại gió thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

- Hướng gió: Thổi theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc và hướng tây bắc ở bán cầu Nam.

- Tính chất: Gió mang độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.

Gió Mậu dịch (Tín phong)

- Phạm vi: Thổi đều đặn quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.

- Hướng gió: Thổi theo hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam.

- Tính chất: Tính chất của gió là khô.

Gió mùa

- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, gồm có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Hướng gió: Thổi ở 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.

- Nguyên nhân: Do sự hấp thụ, tỏa nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

- Phạm vi: Thường phổ biến ở khu vực nhiệt đới và ôn đới.

- Tính chất: Gió mùa mùa hạ thường có tính chất ẩm và gây mưa lớn, gió mùa mùa đông thường lạnh và khô.

2. Các loại gió địa phương

Gió biển, gió đất

- Gió biển, gió đất hoạt động ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo chu kì ngày - đêm.

- Do đất liền và biển hấp thụ, phản xạ nhiệt độ khác nhau, nên hình thành các vùng khí áp thay đổi theo ngày - đêm.

Gió phơn

- Khái niệm: Là hiện tượng gió khô nóng thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân

+ Do gió thổi tới dãy núi cao bị chắn lại ở sườn núi đón gió, không khí chuyển động lên cao cứ 100 m thì nhiệt độ giảm 0,6°C, làm hơi nước ngưng kết và gây mưa.

+ Khi gió vượt qua sườn núi khuất gió, hơi nước đã giảm nhiều, không khí chuyển động đi xuống cứ 100 m thì nhiệt độ tăng 1°C.

- Tác động: Sườn núi khuất gió thường có gió khô và nóng.

- Thời gian hoạt động: Những đợt gió này từ vài giờ đến vài ngày.

Gió thung lũng, gió núi

- Đặc điểm: Ở vùng đồi núi, ban ngày, gió thổi từ thung lũng theo sườn núi đi lên; ban đêm, gió theo sườn núi đi xuống. Tốc độ gió mạnh có khi đạt 10 m/s hoặc lớn hơn.

- Nguyên nhân: Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.

- Tính chất: Gió thung lũng thường oi bức (nóng ẩm), gió núi mát dịu hơn.

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 9: Khí áp và gió. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí lớp 10, Địa lý 10 Cánh Diều, Địa lý 10 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 10.

Đánh giá bài viết
1 17
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 21/02/23
    • Su kem
      Su kem

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 21/02/23
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 21/02/23

        Địa lý 10 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm