Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Hóa học 12 bài 22: Luyện tập tính chất của kim loại

Lý thuyết Hóa học 12 bài 22: Luyện tập tính chất của kim loại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

1. Tóm tắt lý thuyết

2. Bài tập minh họa

2.1. Bài tập Tính chất của kim loại - Cơ bản

Bài 1: Các phát biểu sau đây Đúng hay Sai? Vì sao?

a. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.

b. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

c. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

d. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Hướng dẫn:

a. Đúng. Kim loại cứng nhất là Cr, kim loại mềm nhất là Cs.

b. Sai. Độ dẫn điện giảm dần theo dãy: Ag > Cu > Au > Al > Fe.

c. Đúng. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W, kim loại có độ nóng chảy thấp nhất là Hg.

d Đúng. Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là Os, kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Bài 2: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là
Hướng dẫn:

Theo thứ tự phản ứng thì Fe phản ứng trước

Fe + 4HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + N{O^ \uparrow } + 2{H_2}O\(Fe + 4HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + N{O^ \uparrow } + 2{H_2}O\)

X + HNO3 loãng nóng -> Y + chất rắn Z không tan

=> Z có Cu và có thể có Fe(dư)

Vì Z + H2SO4 loãng thấy có khí thoát => Z phải có Fe dư

F{e_{(du)}} + 2Fe{(N{O_3})_3} \to 3Fe{(N{O_3})_2}\(F{e_{(du)}} + 2Fe{(N{O_3})_3} \to 3Fe{(N{O_3})_2}\)

=> trong Y chỉ có Fe(NO3)2

Bài 3: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). 2 muối trong X là:
Hướng dẫn:

(1) Mg + 2Ag+ → Mg2+ + 2Ag
(2) Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
(3) Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
Vì Chất rắn Y gồm 2 kim loại ⇒ đó là Ag và Fe ⇒ không thể xảy ra (3) và Ag+ phải hết
⇒ X gồm Mg2+ và Fe2+

2.2. Bài tập Tính chất của kim loại - Nâng cao

Bài 1: Lấy 14,3g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn đem đốt nóng trong oxi dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nhận được 22,3g hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hỗn hợp Y.
Hướng dẫn:

Bảo toàn khối lượng: mX + mO (pứ) = mY => nO(pứ) = 0,5 mol

Phản ứng tổng quát:  O + 2{H^ + } \to {H_2}O\(O + 2{H^ + } \to {H_2}O\)

\Rightarrow {n_{HCl}} = 2{n_{{O^{2 - }}}} = 2.0,5 = 1{\rm{ }}(mol)\(\Rightarrow {n_{HCl}} = 2{n_{{O^{2 - }}}} = 2.0,5 = 1{\rm{ }}(mol)\)

=> Vdd HCl = 0,5 lit = 500 ml

Bài 2: Cho a mol Fe phản ứng vừa đủ với b mol H2SO4 (đặc, nóng) thu được khí SO(sản phẩm khử duy nhất) và  5,04 gam muối. Biết tỉ lệ a : b = 3 : 7. Giá trị của a là:
Hướng dẫn:

Muối gồm:\left\{\begin{matrix} FeSO_{4}: \ x \ mol \ \ \ \ \\ Fe_{2}(SO_{4})_{3}: \ y \ mol \end{matrix}\right. \rightarrow 152x+400y = 5,04 \ \ (1)\(\left\{\begin{matrix} FeSO_{4}: \ x \ mol \ \ \ \ \\ Fe_{2}(SO_{4})_{3}: \ y \ mol \end{matrix}\right. \rightarrow 152x+400y = 5,04 \ \ (1)\)

Số mol e nhường = 2x + 6y → Số mol SO2 = x + 3y

→ Số mol H2SO4 phản ứng = 2x + 6y (mol)

Theo bài ra ta có:
\frac{n_{Fe}}{n_{H_{2}SO_{4}}} = \frac{3}{7} \Rightarrow \frac{x+2y}{2x+6y} = \frac{3}{7} \Rightarrow x - 4y = 0 \ \ (2)\(\frac{n_{Fe}}{n_{H_{2}SO_{4}}} = \frac{3}{7} \Rightarrow \frac{x+2y}{2x+6y} = \frac{3}{7} \Rightarrow x - 4y = 0 \ \ (2)\)
Giải (1) và (2) ta được:

\left\{\begin{matrix} x = 0,02 \ \\ y = 0,005 \end{matrix}\right. \Rightarrow a = x + 2y = 0,03 \ (mol)\(\left\{\begin{matrix} x = 0,02 \ \\ y = 0,005 \end{matrix}\right. \Rightarrow a = x + 2y = 0,03 \ (mol)\)

3. Luyện tập Bài 22 Hóa học 12

Sau bài học cần nắm:

  • tính chất vật lí, hóa học của kim loại
  • vận dụng vào việc giải các bài tập liên quan đến kim loại.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 22 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 1: Cho các kim loại: Al, Cu, Au, Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong các kim loại này là:

A. Ag

B. Cu

C. Al

D. Au

Câu 2: Dung dịch Fe2(SO4) không phản ứng với chất nào sau đây?

A. NaOH

B. Ag

C. BaCl2

D. Fe

Câu 3: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh

B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh

C. Thanh Fe có màu xám và dung dịch nhạt dần màu xanh

D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh

Câu 4: Dẫn lượng khí CO dư đi qua ống sứ đựng m gam oxit sắt từ nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 5,88 gam sắt. Giá trị của m là:

A. 12,18.

B. 8,40.

C. 7,31.

D. 8,12.

Câu 5: Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) 300 ml dung dịch CuSO4 0,5M với cường độ dòng điện không đổi 2,68 A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X thấy xuất hiện 45,73 gam kết tủa. Giá trị của t là:

A. 0,10.

B. 0,12.

C. 0,4.

D. 0,8.

--------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Hóa học 12 bài 22: Luyện tập tính chất của kim loại, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn: Toán 12, Vật lý 12, Giải bài tập Toán 12, Giải bài tập Hóa 12,...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 29/12/22
    • Gia Kiet Hoang ...
      Gia Kiet Hoang ...

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 29/12/22
      • Lanh chanh
        Lanh chanh

        😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 29/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Hóa 12

        Xem thêm