Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 7

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 7: Vương quốc Lào sách Kết nối tri thức chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 7.

A. Lý thuyết Lịch sử 7 bài 7

1. Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc

- Đất nước Lào gắn liền với dòng sông Mê Công. Nơi đây từ xa xưa đã có người sinh sống, gọi là người Lào Thơng.

- Đến thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đất Lào, gọi là người Lào Lùm. Họ sinh sống hoà hợp với người Lào Thơng. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.

- Năm 1353, một tộc trưởng người Lào là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các mường Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

=> Vương quốc Lào từng bước phát triển và đạt tới sự thịnh vượng trong các thế kỉ XV – XVII

2. Vương quốc Lào thời Lan Xang

- Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng trong các thế kỉ XV – XVII.

- Tổ chức nhà nước:

+ Vương quốc chia thành 7 mường (tỉnh)

+ Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc tỉnh

+ Quân đội bao gồm quân thường trực của nhà vua và quân địa phương

- Kinh tế - xã hội:

+ Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển

+ Việc khai thác các sản vật quý được chú trọng

+ Trao đổi, buôn bán vượt ra ngoài biên giới

+ Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc

- Ngoại giao: giữ quan hệ hòa hiếu với các quốc gia láng giềng nhưng luôn kiên quyết chống quân xâm lược để bảo vệ độc lập.

3. Một số nét tiêu biểu về văn hóa

- Sáng tạo hệ thống chữ viết riêng, được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

- Họ thích ca múa nhạc nên đã sáng tạo ra những điệu múa vui tươi, cởi mở như điệu múa hoa Chăm-pa,…

- Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng, tiêu biểu là Thạt Luổng.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 bài 7

Câu 1. Chủ nhân sinh sống đầu tiên ở Lào là tộc người nào?

A. Lào Lùm.

B. Lào Thơng.

C. Khơ-me.

D. Thái.

Đáp án đúng là: B

Chủ nhân sinh sống đầu tiên ở Lào là tộc người Lào Thơng (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 2. Đến thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến Lào sinh sống gọi là người

A. Lào Lùm.

B. Lào Thơng.

C. Khơ-me.

D. Thái.

Đáp án đúng là: A

Đến thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến Lào sinh sống gọi là người Lào Lùm (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 3. Đâu là tên gọi của vương quốc Lào thời phong kiến?

A. Chân Lạp.

B. Miến Điện.

C. Lan Xang.

D. Mã Lai.

Đáp án đúng là: C

Tên gọi của vương quốc Lào thời phong kiến là Lan Xang (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 4. Đất nước Lào gắn liền với dòng sông nào?

A. Sông Hồng.

B. Sông I-ra-oa-đi.

C. Sông Mê-kông.

D. Sông Mê-nam.

Đáp án đúng là: C

Đất nước Lào gắn liền với dòng sông Mê Công (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 5. Người đã tập hợp và thống nhất các mường Lào, lập ra nhà nước Lan Xang là

A. Pha Luông.

B. Ong Kẹo.

C. Pu-côm-bô.

D. Pha Ngừm.

Đáp án đúng là: D

Người đã tập hợp và thống nhất các mường Lào, lập ra nhà nước Lan Xang là Pha Ngừm (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 6. Tổ chức sơ khai của người Lào là các

A. làng, bản.

B. chiềng, chạ.

C. mường cổ.

D. nôm.

Đáp án đúng là: C

Tổ chức sơ khai của người Lào là các mường cổ (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 7. Trong các thế kỉ XV-XVII, vương quốc Lào

A. lâm vào suy thoái và khủng hoảng.

B. bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng.

C. thường xuyên đi xâm lược nước khác.

D. bị Trung Quốc xâm lược và cai trị.

Đáp án đúng là: B

Trong các thế kỉ XV-XVII, vương quốc Lào bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng (SGK Lịch Sử 7 - trang 39).

Câu 8. Bộ máy nhà nước Lan Xang là được tổ chức theo mô hình

A. dân chủ phát triển.

B. quân chủ lập hiến.

C. quân chủ chuyên chế.

D. phong kiến phân quyền.

Đáp án đúng là: C

Bộ máy nhà nước Lan Xang là được tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế: vua đứng đầu đất nước, có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

Câu 9. Về đối ngoại, Vương quốc lan Xang luôn

A. giữ quan hệ hòa hiếu với các quốc gia láng giềng.

B. gây chiến tranh, xâm lấn lãnh thổ của Đại Việt.

C. gây chiến tranh xâm lược với các nước láng giềng.

D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Miến Điện.

Đáp án đúng là: A

Về đối ngoại, Vương quốc lan Xang luôn giữ quan hệ hòa hiếu với các quốc gia láng giềng (Cam-pu-chia và Đại việt) nhưng luôn kiên quyết chống quân xâm lược (Miến Điện) - SGK Lịch Sử 7 - trang 40.

Câu 10. Văn hóa Lào và Cam-pu-chia đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào dưới đây?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Đại Việt.

D. Ai Cập.

Đáp án đúng là: B

Văn hóa Lào và Cam-pu-chia đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ, thể hiện trên các lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc…

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển kinh tế của Lào trong các thế kỉ XV - XVII?

A. Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp khá phát triển.

B. Phát triển mạnh về buôn bán, trao đổi qua đường biển.

C. Việc khai thác các sản vật quý được chú trọng.

D. Trao đổi, buôn bán vượt ra ngoài biên giới.

Đáp án đúng là: B

Lào là nước không có biển nên không thể phát triển thương mại đường biển như các nước khác ở Đông Nam Á.

Câu 12. Người Lào đã sáng tạo ra chữ viết, dựa trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của

A. Việt Nam và Trung Quốc.

B. Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Triều Tiên và Việt Nam.

D. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

Đáp án đúng là: D

Người Lào đã sáng tạo ra chữ viết, dựa trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma (sgk 7 - trang 41).

Câu 13. So với các nước Đông Nam Á khác, điều kiện địa lí của Lào có điểm gì khác biệt?

A. Đất nước có nhiều đồi núi.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cằn cỗi.

D. Không tiếp giáp với biển.

Đáp án đúng là: D

Lào là nước duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển.

Câu 14. Đâu là công trình kiến trúc Phật giáo biểu tượng của Lào, được công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1992?

A. Chùa Vàng.

B. Thạt Luổng.

C. Chùa hang A-gian-ta.

D. Đền Ăng-co-vát.

Đáp án đúng là: B

Thạt Luổng là công trình kiến trúc Phật giáo biểu tượng của Lào, được công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1992(SGK Lịch Sử 7 - trang 41).

Câu 15. Đỉnh tháp Thạt Luổng có thiết kế mô phỏng hình ảnh một loại quả mang đặc trưng kiến trúc Lào, đó là

A. quả mướp.

B. quả chuối.

C. quả bầu.

D. quả táo.

Đáp án đúng là: C

Đỉnh tháp Thạt Luổng có thiết kế mô phỏng hình ảnh một loại quả mang đặc trưng kiến trúc Lào, đó là quả bầu (SGK Lịch Sử 7 - trang 41).

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 8

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Lịch sử 7 bài 7: Vương quốc Lào KNTT, các bạn có thể tham khảo thêm Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thứcNgữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 15:08 28/03
    • Hươu Con
      Hươu Con

      😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 15:08 28/03
      • Sói già
        Sói già

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 15:09 28/03
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử 7 KNTT

        Xem thêm