Lý thuyết Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 18
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy.
Bài: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
A. Lý thuyết Lịch sử 7 bài 18
1. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a) Diễn biến cơ bản về chính trị
* Sự ra đời vương triều Vi-giay-a:
- Năm 988, một quý tộc người Chăm-pa đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.
- Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay).
Cổng thành Đồ Bàn (An Nhơn, Bình Định ngày nay)
* Tình hình chính trị:
- Từ năm 988 - 1220:
+ Gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía bắc.
+ Năm 1069, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình) và Ma Linh (phía bắc tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt.
+ “Cuộc chiến tranh Một trăm năm" (khoảng 1113 - 1220), khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.
- Từ năm 1220 - 1353:
+ Là thời kì thịnh đạt nhất của Vương triều Vi-giay-a.
+ Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ,…
- Từ cuối thế kỉ XIV - năm 1471: Vương triều Vi-giay-a khủng hoảng, suy yếu.
- Từ năm 1471 - đầu thế kỉ XVI: lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.
b) Tình hình kinh tế, văn hóa
* Tình hình kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế.
+ Kết hợp sản xuất nông nghiệp với các hoạt động chăn nuôi; đánh bắt hải sản và khai thác lâm, thổ sản.
- Thủ công nghiệp:
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển,...
+ Xuất hiện nhiều lò gốm nổi tiếng như: Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me...
Gốm men nâu của người Chăm-pa
- Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ với nhiều hải cảng, như Đại Chiêm (Quảng Nam); Tân Châu (Thị Nại ở Binh Định),...
* Tình hình văn hóa:
- Tôn giáo - tín ngưỡng:
+ Hin-đu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất.
+ Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển.
+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống cư dân.
- Chữ viết: chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.
- Kiến trúc và điêu khắc: nổi tiếng nhất thời kì này là các đền tháp được xây bằng gạch nung và trang trí phù điêu,...
Tháp Po-klong Ga-rai được xây dựng vào cuối thế kỉ XIII - đầu thế kỉ XIV
- Ca múa nhạc: sử dụng các bộ nhạc cụ như trống, kèn Sa-ra-na,…; điệu múa nổi tiếng là vũ điệu Áp-sa-ra….
2. Lược sử vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a) Diễn biến cơ bản về chính trị
- Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Cam-pu-chia).
- Tuy nhiên, trong thực tế, triều đình Ăng-co gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lí được vùng đất này. Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.
- Suốt giai đoạn thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV, cư dân ở đây rất thưa vắng. Vài thế kỉ sau đó mới có những nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang.
b) Tình hình kinh tế - văn hóa
* Về kinh tế:
- Canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản; làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ.
- Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam.
* Về văn hóa:
- Ảnh hưởng của văn minh Ăng-co ở vùng đất Nam Bộ không đậm nét; người dân tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
- Hin-đu giáo, Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian,… tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hóa của cư dân.
- Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hòa bình dân của những con người sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.
B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 bài 18
Câu 1. Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị nước nào cai trị?
A. Thái Lan.
B. Chăm-pa.
C. Mã Lai.
D. Chân Lạp.
Đáp án đúng là: D
Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (SGK Lịch Sử 7 - trang 93).
Câu 2. Suốt từ thế kỉ X - XIV, dân cư ở vùng đất Nam Bộ
A. rất đông đúc.
B. rất thưa thớt.
C. buôn bán nhộn nhịp.
D. rất giàu có.
Đáp án đúng là: B
Cũng từ sau thế kỉ X, khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên. Một phần đất đai bị ngấm mặn, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Suốt giai đoạn thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV, cư dân ở đây rất thưa vắng (SGK Lịch Sử 7 - trang 94).
Câu 3. Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng, suy yếu từ khoảng
A. cuối thế kỉ XII.
B. cuối thế kỉ XIII.
C. cuối thế kỉ XIV.
D. cuối thế kỉ XV.
Đáp án đúng là: C
Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng, suy yếu từ khoảng cuối thế kỉ XIV (SGK Lịch Sử 7 - trang 91).
Câu 4. Kinh đô của Chăm-pa từ thế kỉ X là
A. Trà Kiệu.
B. Vi-giay-a.
C. Pa-lem-bang.
D. Đồng Dương.
Đáp án đúng là: B
Năm 988, một quý tộc người Chăm đã lập ra Vương triều Vi-giay-a mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa. Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay) SGK Lịch Sử 7 - trang 90.
Câu 5. Ngành kinh tế chủ yếu của Chăm-pa là
A. sản xuất nông nghiệp.
B. sản xuất thủ công nghiệp.
C. buôn bán đường biển.
D. chăn nuôi du mục.
Đáp án đúng là: A
Ngành kinh tế chủ yếu của Chăm-pa là sản xuất nông nghiệp (SGK Lịch Sử 7 - trang 91).
Câu 6. Trong các thế kỉ X – XVI, tôn giáo nào có vai trò quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Cham-pa ?
A. Nho giáo.
B. Hồi giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Hin-đu giáo.
Đáp án đúng là: D
Trong các thế kỉ X – XVI, Hin-đu giáo có vai trò quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Cham-pa (SGK Lịch Sử 7 - trang 92).
Câu 7. Trong khoảng thời gian từ 1113 – 1220, Chăm-pa tiến hành cuộc “chiến tranh Một trăm năm” với quốc gia nào?
A. Phù Nam.
B. Đại Việt.
C. Chân Lạp.
D. Miến Điện.
Đáp án đúng là: C
Trong khoảng thời gian từ 1113 – 1220, Chăm-pa tiến hành cuộc “chiến tranh Một trăm năm” với Chân Lạp (SGK Lịch Sử 7 - trang 91).
Câu 8. Trong những năm từ 1220 - 1353, Vương quốc Chăm-pa
A. ngày càng suy thoái và khủng hoảng.
B. bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất.
C. được hình thành và bước đầu phát triển.
D. bị Chân Lạp xâm lược và cai trị.
Đáp án đúng là: C
Trong những năm từ 1220 - 1353, Vương quốc Chăm-pa bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất (SGK Lịch Sử 7 - trang 91).
Câu 9. Trong các thế kỉ X - XIII, vương quốc Chăm-pa
A. gặp nhiều khó khăn ở trong nước.
B. bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất.
C. phân chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.
D. bị Chân Lạp xâm lược và cai trị.
Đáp án đúng là: A
Trong các thế kỉ X - XIII, vương quốc Chăm-pa gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phí Bắc (SGK Lịch Sử 7 - trang 91).
Câu 10. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là
A. đền Bô-rô-bu-đua.
B. đền Ăng-co Vát.
C. Đại bảo tháp San-chi.
D. cụm đền tháp Dương Long.
Đáp án đúng là: D
Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là cụm đền tháp Dương Long (Bình Định).
Câu 11. Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia đã
A. đồng hoá người Phù Nam thành người Chân Lạp.
B. tổ chức chính quyền đô hộ một cách chặt chẽ.
C. gặp nhiều khó khăn, hầu như không quản lí được.
D. vơ vét bóc lột nhân dân và thu được nhiều của cải.
Đáp án đúng là: C
Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia đã gặp nhiều khó khăn, hầu như không quản lí được. Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam. Từ khoảng cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải lo đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm, do đó càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ(SGK Lịch Sử 7 - trang 93).
Câu 12. Nền kinh tế của các vương quốc Chăm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?
A. Công – thương nghiệp là nền tảng chính.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính.
C. Buôn bán qua đường biển là ngành chính.
D. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
Đáp án đúng là: B
Chăm-pa và Đại Việt thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Ở Chăm-pa và Đại Việt có điều kiện thuận lợi trồng cây lúa nước (có nhiều dòng sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào; có đồng bằng phù sa màu mỡ; khí hậu nóng ẩm…) nên kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước
Câu 13. Trong các thế kỉ X – XVI, người dân Phù Nam vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam, đồng thời tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của
A. văn hóa phương Tây.
B. văn hóa A-rập.
C. văn hóa Thái Lan.
D. văn hóa Trung Quốc.
Đáp án đúng là: D
Trong các thế kỉ X – XVI, người dân Phù Nam vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam, đồng thời tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc (SGK Lịch Sử 7 - trang 94).
Câu 14. Vùng đất Thuỷ Chân Lạp thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay?
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Đáp án đúng là: D
Vùng đất Thuỷ Chân Lạp thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam ngày nay (SGK Lịch Sử 7 - trang 93).
Câu 15. Vùng đất Lục Chân Lạp thuộc lãnh thổ của quốc gia nào hiện nay?
A. Mi-an-ma.
B. Cam-pu-chia.
C. Thái Lan.
D. Việt Nam.
Đáp án đúng là: B
Vùng đất Lục Chân Lạp thuộc lãnh thổ của Cam-pu-chia hiện nay (SGK Lịch Sử 7 - trang 93).
---------------------------------
Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Lịch sử 7 bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI KNTT, các bạn có thể tham khảo thêm Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức và Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.