Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 12 bài 25: Giao thoa ánh sáng

VnDoc xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 25: Giao thoa ánh sáng. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé

1. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

+ Thí nghiệm: dùng một nguồn sáng S đặt trước một lỗ tròn nhỏ O, khoét trên một hộp kín. Quan sát vùng sáng ở thành đối diện.

+ Kết quả thí nghiệm: Nếu ánh sáng truyền thẳng thì trên thành sẽ có một vệt sáng tròn đường kính là D. Nhưng thực tế ta lại thấy một vệt sáng tròn có đường kính D’ > D. Lỗ O càng nhỏ D’ càng lớn hơn nhiều so với D.

Lý thuyết Giao thoa ánh sáng | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

+ Hiện tượng nhiễu xạ là: hiện tượng ánh sáng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản.

+ Giải thích hiện tượng: để giải thích hiện tượng này ta thừa nhận: mỗi chùm sáng đơn sắc được coi là một sóng có bước sóng xác định.

2. Hiện tượng giao thoa ánh sáng

a. Thí nghiệm

Cho ánh sáng chiếu từ nguồn sáng Đ, qua kính lọc sắc F và khe hẹp S chiếu vào hai khe hẹp S1, S2 cách nhau một khoảng a. Quan sát hình ảnh hứng được trên màn E cách hai khe S1, S2 một khoảng D, ta thấy các vân sáng và vân tối xen kẽ nhau. Đó là hiện tượng giao thoa ánh sáng.

Điều kiện về nguồn kết hợp: Hai sóng từ hai nguồn phải cùng tần số (cùng bước sóng) và có hiệu số pha hai nguồn không đổi theo thời gian.

Lý thuyết Giao thoa ánh sáng | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

Kết quả thí nghiệm: trong vùng hai chùm sáng gặp nhau đúng ra đều phải sáng nhưng ta lại thấy có những vạch tối và vạch sáng xen kẽ nhau. Giống như hiện tượng giao thoa sóng cơ, buộc ta thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng. Những vạch tối là chỗ hai sóng ánh sáng triệt tiêu lẫn nhau, những vạch sáng là chỗ hai sóng ánh sáng tăng cường lẫn nhau. Hệ vân sáng, tối xen kẽ nhau được gọi là hệ vân giao thoa của hai sóng ánh sáng.

b. Vị trí các vân sáng – vân tối

Lý thuyết Giao thoa ánh sáng | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

- Điều kiện có vân sáng:

lý thuyết vật lý 12

Tại O (x = 0) ta có vân sáng ứng với k = 0, gọi là vân sáng trung tâm (còn gọi là vân sáng chính giữa hay vân bậc 0). Ở hai bên vân sáng trung tâm là các vân sáng bậc 1 ứng với, vân sáng bậc 2 ứng với ...

- Điều kiện có vân tối:

lý thuyết vật lý 12

+ Vị trí vân tối:

lý thuyết vật lý 12..

Ở hai bên vân sáng trung tâm, vân tối thứ 1 ứng với k = 0 và k = -1;

vân tối thứ 2 ứng với k = 1 và k = -2; …..

- Khoảng vân: Khoảng cách giữa 2 vân sáng hoặc 2 vân tối liên tiếp trên màn:

lý thuyết vật lý 12

c. Ứng dụng:

- Đo bước sóng của ánh sáng.

- Đo các đại lượng D, a, i khi có bước sóng: λ=ai/D

d. Mối liên hệ giữa bước sóng của ánh sáng và màu sắc.

Các kết quả thực nghiệm cho thấy:

- Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định. Khi truyền trong các môi trường trong suốt thì tốc độ của ánh sáng giảm đi, nhưng chu kì hay tần số của sóng ánh sáng vẫn không đổi nên bước sóng sẽ giảm.

- Ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy) có bước sóng trong khoảng: 380÷760 nm.

Màu

λnm

Đỏ

640÷760

Da cam

590÷650

Vàng

570÷600

Lục

500÷575

Lam

450÷510

Chàm

430÷460

Tím

380÷440

-----------------------------

Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 25: Giao thoa ánh sáng. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Lý thuyết Vật lý 12, Toán 12...

Đánh giá bài viết
1 508
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bánh Bao
    Bánh Bao

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 13/12/22
    • Ngọc Mỹ Nguyễn
      Ngọc Mỹ Nguyễn

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 13/12/22
      • Laura Hypatia
        Laura Hypatia

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 13/12/22

        Lý thuyết Vật lí 12

        Xem thêm