Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Một số phương pháp lập luận

Một số phương pháp lập luận được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phương pháp lập luận hùng biện

Phương pháp cơ bản. Giới thiệu trực tiếp các sự kiện, số liệu làm cho cơ sở lập luận chứng minh hoặc lập luận bác bỏ.

Phương pháp vạch ra mâu thuẫn. Phương pháp này dựa trên cơ sở chỉ rõ mâu thuẫn trong lập luận của đối tác. Nếu đề cập đến lập luận chứng minh thì chúng ta cần phải kiểm tra cẩn thận trước khi xem từng phần số liệu,tài liệu có mâu thuẫn với nhau không, sao cho đối tác không có cơ hội chuyển sang phản công.

Không cho phép bỏ sót những mâu thuẫn trong lập luận của đối tác. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tính chất phòng ngự.

Phương pháp rút ra kết luận. Phương pháp này dựa vào việc lập luận chính xác, lập luận riêng rẽ, từng phần dần dần từng bước dẫn ta đến kết luận mong muốn.

Nên sử dụng phương pháp này khi đối tác chỉ rút ra kết luận từng phần hoặc không có kết luận gì.Trong trường hợp này ta có điều kiện để phát biểu kết luận của mình nhằm phá tan cơ sở lập luận ban đầu của họ.

Phương pháp so sánh. Là phương pháp đặc biệt của phương pháp rút ra kết luận. So sánh phù hợp, đạt yêu cầu làm cho bài phát biểu thêm rõ ràng, có sức thuyết phục cao.

Phương pháp “Vâng…nhưng…”. Trong nhiều trường hợp, đối tác đưa ra những lập luận chứng cứ hợp lý, đã được chuẩn bị kỹ càng tuy rằng chỉ bao quát một phần (ưu hoặc nhược điểm) của phương pháp giải quyết vấn đề. Vì thực tế xảy ra trường hợp tất cả đều nói “ủng hộ” hay “phản đối” nên dễ dàng áp dụng phương pháp “vâng…nhưng…” để xem xét những khía cạnh khác của cách giải quyết vấn đề. Lúc đầu chúng ta nhất trí với đối tác, sau đó phản công bằng cách nói “nhưng…”.

Cần nhớ rằng, cấu trúc lập luận của chúng ta cần được sắp xếp sao cho nó có thể phòng ngừa đối tác cũng sử dụng phương pháp “vâng…nhưng...”. Muốn vậy, cần bác bỏ kịp thời luận cứ của họ.

Phương pháp chia cắt. Ta chia lời phát biểu của đối tác thành các phần riêng biệt: “phần này đúng”, “phần kia phải bàn thêm”, “phần tiếp theo thì hoàn toàn sai”. Chỉ nên chú ý đến những điểm yếu để mà bác bỏ. Phương pháp này dựa vào luận điểm: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể phát hiện ra một điều gì đó sai lầm hoặc phóng đại. Nếu kiên quyết “tấn công” theo phương pháp này thì có khả năng thoát khỏi cả những tình huống khó khăn nhất. Trên thực tế phương pháp này được áp dụng rất thường xuyên.

Phương pháp “gậy ông đập lưng ông”. Phương pháp này cho phép sử dụng vũ khí của đối tác để chống lại họ. Tuy không có hiệu quả chứng minh, nhưng nó gây tác động đặc biệt nếu ta biết sử dụng một cách sáng tạo.

Phương pháp coi thường. Có nhiều trường hợp, chúng ta không thể bác bỏ được ý kiến, luận cứ của đối tác nhưng có thể “coi thường”, làm giảm nhẹ giá trị, ý nghĩa của các ý kiến đó. Đối tác cho rằng vấn đề nào đó có ý nghĩa quan trọng, nhưng ta cho rằng không phải như vậy (bằng cách phân tích và bình luận).

Phương pháp chiếm ưu thế. Nội dung của phương pháp này là: Căn cứ vào nhu cầu của bản thân mà ta thay đổi trọng tâm, đưa lên hàng đầu những vấn đề hợp ý chúng ta trong quá trình đàm phán.

Phương pháp dẫn dắt. Việc sửa đổi mang tính chất chủ quan bản chất của vấn đề một cách dần dần là cơ sở của phương pháp này.

Phương pháp phỏng vấn. Phương pháp này dựa vào việc đặt câu hỏi (chủ động đặt câu hỏi). Câu hỏi là công cụ sắc bén của bất kỳ cuộc đàm phán nào. Muốn tìm hiểu vấn đề khác ngoài điều đối tác đã nói ra ta cần phải cân nhắc, suy nghĩ, dự đoán tình huống, có thể hỏi đối tác theo một tốc độ và trình tự nào đấy. Câu hỏi phải ngắn gọn, có nội dung, dễ hiểu, chính xác. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu biết lựa chọn câu hỏi hợp lý thì có thể thuyết phục được bất kỳ đối tác nào.

Câu hỏi là một dạng đặc biệt của lập luận. Tuy nhiên cũng không nên đặt hết các câu hỏi ra mà phải giữ yếu tố bí mật, bất ngờ. Có thể hỏi đối tác một số câu hỏi nhằm xác định rõ lập trường, quan điểm của họ (dù mới chỉ là những nét chung nhất). Trong quá trình đó ta buộc đối tác phải bộc lộ ý kiến, quan điểm của mình.

- Phương pháp ủng hộ hình thức. Phương pháp này có hiệu quả cả với một hoặc nhiều đối tác trình bày lập luận của họ, sau đó đến lượt ta phát biểu ý kiến nhưng không tỏ thái độ phản đối, chống lại đối tác, ngược lại đưa ra những lý lẽ, luận cứ biện hộ, bào chữa cho lập trường, quan điểm của họ. Điều đó làm mọi người ngạc nhiên. Nhưng thực ra đây chỉ là động tác giả. Sau đó, ta bắt đầu mở đợt phản công.

Ngoài 12 phương pháp lập luận hùng biện dựa trên cơ sở luận cứ mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ, trong giai đoạn lập luận, khi cần thiết có thể sử dụng một số phương pháp lập luận tự biện (ngụy biện). Về nguyên tắc, đây là những “thủ đoạn sáng tạo”, vì thế khi sử dụng chúng cần phải cẩn trọng. Các phương pháp này thường được dùng làm cạm bẫy trong trường hợp bất đắc dĩ.

Phương pháp lập luận tự biện

- Nghệ thuật phóng đại. Điểm mấu chốt của phương pháp tự biện này là khái quát, phóng đại, rút ra kết luận vội vàng.

- Nghệ thuật hài hước. Một nhận xét thông minh, sắc sảo, một câu chuyện hài hước đúng lúc có thể phá tan hoàn toàn lập luận đã được chuẩn bị công phu. Nhưng nếu sau đó phân tích nội dung nhận xét hài hước đó thì thấy nó không liên quan gì đến đề tài đối tác đang tranh luận. Vì thế, nếu áp dụng thủ thuật này một lần nữa sẽ không có tác dụng.

- Nghệ thuật dựa vào uy tín. Trích dẫn lời nói, ý kiến, tác phẩm của những người nổi tiếng, tuy điều đó không thừa nhận là chứng minh cho quan điểm của chúng ta, vì vấn đề đang bàn có thể hoàn toàn khác. Nhưng người nghe (thính giả) chỉ cần được nghe nhắc đến tên một nhân vật quen thuộc của mình cũng là đủ. Dựa vào uy tín của nhân vật được nhắc tới, có thể lôi kéo được đối tác đồng tình với quan điểm của ta.

- Nghệ thuật làm mất uy tín đối tác. Nghệ thuật này dựa vào quy tắc sau: Nếu không thể bác bỏ được lý lẽ của đối tác thì ít nhất cũng cần phải làm mất danh dự của họ.

- Nghệ thuật cách ly. Tách từng câu, cắt xén bài phát biểu, sắp xếp thành từng phần sao cho ý kiến của chúng mâu thuẫn với nhau.

- Nghệ thuật chuyển hướng. Đối tác không tấn công vào luận cứ của ta mà chuyển sang vấn đề khác, không có liên quan gì đến đề tài tranh luận. Thực ra đối tác muốn tránh “điểm nóng” và muốn làm cho chúng ta chú ý, quan tâm đến những vấn đề khác. Trong trường hợp này cần cảnh giác, kịp thời ngăn chặn mọi thủ đoạn tương tự của đối tác.

- Nghệ thuật lấn át. Đây là một dạng của “nghệ thuật” chuyển hướng. Ở đây, đối tác không chuyển sang một vấn đề cụ thể nào mà phóng đại những vấn đề phụ, thứ yếu rút ra từ lời phát biểu của chúng ta. Họ mưu toan thổi phồng vấn đề (có bé xé ra to). Tùy theo lợi ích, nhu cầu của mình, họ đánh giá quá mức một số sự kiện, vấn đề mà hoàn toàn bỏ qua không chú ý đến một vấn đề, sự kiện khác.

- Nghệ thuật lừa phỉnh. Dựa vào việc thông tin nửa thực nửa hư, vô tình hay hữu ý, đối tác dẫn cuộc tranh luận theo một chủ đề nhất định, dễ gây cãi lộn, mọi vấn đề đều xáo trộn. Cần phải xử lý tình huống này như thế nào? Nên dùng kính “hiển vi” để soi vào từng ý kiến phát biểu của đối tác và bắt đầu cuộc tranh luận một cách bình tĩnh.

- Nghệ thuật trì hoãn. Mục đích của phương pháp này nhằm gây cản trở hoặc kéo dài cuộc tranh luận. Bằng cách sử dụng những câu nói vô nghĩa hoặc đặt nhiều câu hỏi yêu cầu giải thích nhằm tranh thủ thời gian suy nghĩ.

- Nghệ thuật khiếu nại. Đây là một hình thức đặc biệt của nghệ thuật lấn át. Đối tác phát biểu ý kiến không phải với tư cách của nhà kinh doanh hay một chuyên gia mà muốn tạo sự thông cảm. Bằng cách tác động tình cảm, đối tác khéo léo né tránh những vấn đề phức tạp, rắc rối chưa được giải quyết trong những lĩnh vực kinh doanh vì những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nào đó chưa xác định được. Nếu phát hiện thấy đối tác dùng thủ đoạn này ta cần phải hướng cuộc tranh luận vào những công việc cụ thể .

- Nghệ thuật xuyên tạc. Đối tác xuyên tạc ý kiến của chúng ta, hoặc chuyển trọng tâm vấn đề sang vị trí khác. Cần phải kiên quyết lên án thủ đoạn này. Những kẻ mị dân khi bị dồn đến chân tường thường sử dụng thủ đoạn này.

- Nghệ thuật đặt câu hỏi bẫy. Nghệ thuật này dựa vào tập hợp các tiền đề dùng để ám thị. Không thể sử dụng các tiền đề đó trong mọi trường hợp, nhưng chúng cũng không có tính chất hùng biện. Câu hỏi được chia thành 4 nhóm:

Câu hỏi nhắc lại: Một câu hỏi hay một điều khẳng định, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và cuối cùng có thể sử dụng nó như là một sự chứng minh, vì đối tác cứ kiên trì, dai dẳng nhắc đi nhắc lại ý kiến của mình thì sớm hay muộn sẽ làm tư duy phê phán của ta giảm sút, suy yếu.

Câu hỏi sách nhiễu, bắt buộc: Đối tác sử dụng câu hỏi này để lái chúng ta theo ý của họ .Ví dụ: Trong các phiên tòa, hội đồng xét xử thường hỏi bị cáo: “Hiển nhiên là anh công nhận bằng chứng này chứ?”. Hỏi như vậy, đối tác chỉ để cho ta một cách lựa chọn duy nhất là tự vệ. Không trả lời các câu hỏi có tính chất bắt buộc như vậy.

Câu hỏi lựa chọn: Cũng như câu hỏi có tính chất cưỡng chế, bắt buộc, câu hỏi lựa chọn giới hạn phạm vi trả lời. Tất nhiên câu trả lời phải phù hợp với quan điểm của đối tác. Nếu cẩn thận lựa chọn, câu hỏi loại này có thể “đẩy” chúng ta đi theo hướng đã định.

Câu hỏi phản công: Thay vì kiểm tra và chuẩn bị ý kiến bác bỏ chứng minh của chúng ta, đối tác đặt câu hỏi phản công. Ví dụ: “Tôi sẵn sàng xem xét câu hỏi của anh, sau khi anh trả lời câu hỏi tôi đã đặt ra cho anh”. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là ngăn chặn đối tác.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Một số phương pháp lập luận về khái niệm, đặc điểm của phương pháp lập luận tự biện, phương pháp lập luận hùng biện...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Một số phương pháp lập luận. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm