Lập các chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh
Lập các chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Lập các chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh
Có người không hiểu hoặc cố tình không hiểu về nền kinh tế thị trường. Họ cho rằng ở đây hoàn toàn không có kế hoạch. Chính quan điểm sai lầm đó đã dẫn đến hai khuynh hướng kinh doanh trái ngược nhau.
Khuynh hướng thứ nhất: làm thụ động, như người lần mò trong bóng đêm, gặp khách hàng đến đặt hàng thì làm, đang làm ăn tốt nếu khách hủy hợp đồng thì hàng bị tồn kho ứ đọng và kết cục đen tối là phá sản.
Khuynh hướng thứ hai: làm ăn theo kiểu “chộp giật, thấy người khác có mối hàng thì “xông” vào dùng mọi thủ đoạn để cướp, cách làm giẫm đạp lên nhau, tự giết nhau này chỉ có lợi cho người nước ngoài. Như vậy, cả hai cách làm này đều không thể chấp nhận được. Phải hoạch định chiến lược phát triển bền vững và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
Để thực hiện chiến lược cần có các kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh bao gồm:
- Trang bìa và mục lục.
- Phần tóm tắt kế hoạch.
- Cơ hội thị trường.
- Phân tích ngành.
- Đội ngũ thực hiện.
- Mô hình kinh doanh/kế hoạch sản xuất.
- Bản kế hoạch tài chính, dự báo dòng tiền.
- Soạn thảo các kịch bản dự phòng.
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Phụ lục.
Một trong những công việc phải thực hiện trong quá trình này là lập các phương án kinh doanh. Phương án kinh doanh là kế hoạch hoạt động ngắn hạn của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Trước khi đàm phán, trên cơ sở những mục tiêu, đánh giá mà bạn có được ở những bước trên, hãy lập các phương án kinh doanh.
Một phương án kinh doanh thường gồm những nội dung cơ bản sau: Tình hình hàng hóa, thị trường và khách hàng, dự đoán hướng biến động của thị trường, xác định thời cơ mua bán, phương hướng thị trường và thương nhân, đặt mục tiêu (tối đa và tối thiểu), biện pháp hành động cụ thể, sơ bộ đánh giá hiệu quả.
Xây dựng phương án kinh doanh cần tiến hành các bước sau
Bước 1: Đánh giá tổng quát tình hình thị trường và thương nhân. Phân tích môi trường bên ngoài để thấy được những cơ hội và thách thức; Phân tích môi trường bên trong để đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị.
Bước 2: Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh (phải chứng minh sự lựa chọn của mình là đúng trên cơ sở phân tích tình hình thực tế).
Bước 3: Đề ra mục tiêu phải là những mục tiêu cụ thể, bằng số liệu rõ ràng: sẽ bán (mua) bao nhiêu hàng, với giá cả bao nhiêu, sẽ thâm nhập vào thị trường nào? Mua bán với ai?...
Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện. Những biện pháp này là những công cụ, để đạt tới mục tiêu đề ra. Bao gồm những biện pháp trong nước (như: đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, tăng giá thu mua...) và những biện ở ngoài nước (như: đẩy mạnh quảng cáo, lập chi nhánh nước ngoài, mở rộng mạng lưới đại lý...)
Bước 5: Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh thông qua việc tính một loạt các chỉ tiêu. Những chỉ tiêu chủ yếu là: tỷ suất ngoại tệ, thời gian hoàn vốn, điểm hòa vốn.
Điều quan trọng là các phương án kinh doanh phải khoa học và có sức thuyết phục; Phải lập được một số phương án khác nhau để có khả năng lựa chọn linh hoạt trong quá trình đàm phán sau này.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Lập các chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh về tình hình hàng hóa, thị trường và khách hàng, dự đoán hướng biến động của thị trường, xác định thời cơ mua bán, phương hướng thị trường và thương nhân, đặt mục tiêu (tối đa và tối thiểu), biện pháp hành động cụ thể, sơ bộ đánh giá hiệu quả...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lập các chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.