Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm và các loại hợp đồng trong kinh doanh thương mại

Khái niệm và các loại hợp đồng trong kinh doanh thương mại được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và các loại hợp đồng trong kinh doanh thương mại

Các giao dịch, đàm phán trong kinh doanh thương mại cuối cùng phải đi tới kí kết hợp đồng kinh tế. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi mà cả người sản xuất và người tiêu dùng, người mua và người bán đều muốn đạt cái lợi về mình, khi mà các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, thì vai trò của hợp đồng đã quan trọng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết đối với các chủ thể kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà các quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, muôn màu muôn vẻ hơn, khi mà mục đích sinh lời nhiều khi trở thành động lực vượt lên tất cả đối với các bên tham gia vào quan hệ kinh tế là “đều muốn đạt cái lợi về phía mình” thì xung đột và tranh chấp giữa các bên là điều không tránh khỏi và nó đòi hỏi phải được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Theo pháp luật về hợp đồng kinh tế thì “Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình” (Điều 1 – Pháp lệnh hợp đồng kinh tế). Như vậy từ khái niệm này, chúng ta có thể hiểu: “Hợp đồng trong kinh doanh thương mại là những thỏa thuận bằng những hình thức khác nhau giữa các chủ thể kinh doanh trong quá trình mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Sự thỏa thuận đó quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại”.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động thương mại bao hàm nhiều nội dung, nhiều khâu ở phạm vi và mức độ khác nhau. Do đó hợp đồng trong kinh doanh thương mại cũng bao gồm nhiều loại khác nhau, sau đây là một số hợp đồng chủ yếu trong thương mại:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.

- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu).

- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.

- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

- Hợp đồng dịch vụ thương mại.

- Hợp đồng gia công đặt hàng.

- Hợp đồng tín dụng.

- Hợp đồng bảo hiểm.

- Hợp đồng hợp tác liên doanh, liên kết…

Những hợp đồng trên tuy có những điểm khác nhau song chúng có đặc điểm chung là:

- Mục đích của các bên trong quan hệ hợp đồng là để thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức có tư cách pháp nhân, các cá nhân có đăng ký kinh doanh..

- Về hình thức hợp đồng, có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Giai đoạn kết thúc của việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế qua đàm phán là ký kết các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hóa, dịch vụ. Hợp đồng kinh tế, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ. Hợp đồng kinh tế, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng dịch vụ, là cơ sở pháp lý của các mối quan hệ kinh tế trong thương mại.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và các loại hợp đồng trong kinh doanh thương mại về các quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, muôn màu muôn vẻ hơn, khi mà mục đích sinh lời nhiều khi trở thành động lực vượt lên tất cả đối với các bên tham gia vào quan hệ kinh tế là “đều muốn đạt cái lợi về phía mình” thì xung đột và tranh chấp giữa các bên là điều không tránh khỏi và nó đòi hỏi phải được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm và các loại hợp đồng trong kinh doanh thương mại. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm