Ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất hiện nay
Việc lựa chọn nghề nghiệp, ngành học rất quan trọng. Nó không chỉ quyết định về việc học mà còn cả tương lai phía trước của bạn. VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc top các ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất hiện nay để bạn đọc cùng tham khảo và có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với mình nhất nhé.
Top các ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất
Lưu ý: Những thống kê ngành học dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo!
1. Ngành công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là một ngành học khá thú vị dành cho những bạn yêu thích lĩnh vực này. Đây cũng là chuyên ngành được xuất hiện rất nhiều trong các thông báo tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ trên cả nước.
Tuy nhiên, một điều đáng tiếc ở Việt Nam là hiện nay việc đào tạo về ngành nghề này tại các trường ĐH chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội về mặt chất lượng. Những kiến thức sinh viên được trang bị trong suốt 4 năm giảng đường cũng khó được áp dụng trong các lĩnh vực khác của xã hội. Từ đó, tình trạng thất nghiệp hoặc công tác trái ngành là điều khó tránh khỏi.
2. Ngành quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh thực sự là một ngành “hot” gần đây. Đặc biệt trong thời kì đất nước ta đang ngày càng hội nhập vươn ra cùng thế giới, sự hội nhập kinh tế chắc chắn đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực kinh tế kinh doanh, nhưng cũng đem lại nhiều khó khăn, lúng túng cho các công ty, doanh nghiệp, thì nhu cầu nhân sự về quản trị kinh doanh lại càng trở nên đắt giá và càng có “đất phát triển” cho sinh viên học quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, khi mà quản trị kinh doanh trở nên hot thì số lượng sinh viên theo học ngành này tỉ lệ thuận với độ “hot” của nó. Điều này đặt ra một câu hỏi: "Liệu quản trị kinh doanh “hot” nhưng học quản trị kinh doanh có thất nghiệp hay không?
Theo kết quả thống kê 3 năm gần đây của Bộ giáo dục và đào tạo, quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh: trên 10% hồ sơ đang kí mỗi năm. Hiện nay tại TP.HCM có hơn 40 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành QTKD, nghĩa là số cử nhân QTKD ra trường mỗi năm là trên 10.000 người vì nhiều trường lớn có chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm hơn 1.000 sinh viên. Trong số này, số lượng sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề sau khi ra trường chắc chắn là con số không hề nhỏ. Trái lại, số lượng doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên yêu cầu tốt nghiệp ngành này luôn đứng đầu bảng tuyển dụng của các website việc làm. Rõ ràng rằng, điều các doanh nghiệp cần là chất lượng chứ không phải số lượng cử nhân đã qua đào tạo, do đó số lượng sinh viên bị doanh nghiệp từ chối sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm hướng đi phù hợp cho bản thân. Và chắc chắn rồi ngành quản trị kinh doanh đang thừa người và khi ra trường nguy cơ thất nghiệp rất cao.
3. Ngành Kế toán – Kiểm toán
Trước đây, Kế toán – Kiểm toán là một trong những ngành “hàng đầu“ trên khắp cả nước vì dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp và được trả mức lương cao đáng kể.” Tuy nhiên, chính việc đăng ký kết nối ồ ạt trong nhiều năm đã khiến ngành này trở nên quá tải như hiện nay.
Theo tìm hiểu, chỉ tính riêng tại TP.HCM, để tìm được việc, mỗi ứng viên phải đấu với 90 người khác, nghĩa là tỷ lệ chọi 1/90 dù nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này vẫn khá cao (khoảng 30%). trong cơ cấu tuyển dụng). Trên cả nước, nghề Kế toán – Kiểm toán cũng là một trong những ngành dẫn đầu về số lượng người có nhu cầu tìm việc làm.
4. Ngành Tài chính - Ngân hàng
Theo thống kê, số lượng tân cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng không có việc làm đúng chuyên ngành vẫn đang tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây. Tuy bậy, bất chấp thực trạng này, các trường Đại học – Cao đẳng vẫn đang tuyển sinh với chỉ tiêu rất lớn cho ngành Tài chính – Ngân hàng, thậm chí nhiều so với các ngành đào tạo khác. Dự báo trong thời gian tới, nhóm ngành này sẽ khá khó khăn để tìm việc và sẽ thuộc top các ngành dễ thất nghiệp nhất trong những năm sắp tới
5. Cử nhân lịch sử
Lịch sử chuyên nghiên cứu, bàn luận về những vấn đề trong quá khứ, để từ những kiến thức của quá khứ có thể rút ra những quy luật, những bài học kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhà sử học là người nghiên cứu về những vấn đề của quá khứ để từ đó hiểu biết, tạo dựng những sự kiện đã qua, rồi phân tích, đánh giá và chia sẻ những kiến thức mà mình tích luỹ được cho cộng đồng xã hội.
Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức. Thế nhưng đối với một nước đang phát triển và chưa đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử thì việc chạy đôn chạy đáo xin việc vẫn không được là điều khá phổ biến. Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.
6. Cử nhân tâm lý học
Ngành cử nhân tâm lý học với điểm đầu vào thấp, cộng thêm việc chưa rõ sau này ra trường sẽ làm những việc gì đã khiến nhiều sinh viên tâm lý hoang mang, tự ti khi bị đem ra so sánh với sinh viên các ngành học khác. Không ít người đã xin ngừng học, ôn thi tiếp để chuyển ngành, chuyển trường. Một số coi việc học là cách để kiếm được tấm bằng, còn phần lớn thời gian là để đầu tư cho “sở trường” của mình như: sale, marketing, viết báo,...
Đến khi tốt nghiệp ra trường, tân cử nhân rất chật vật để có được công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Vì việc tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giải quyết các vấn đề trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi,… là điều khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi trong thời buổi kinh tế khó khăn này, nhiều cử nhân tâm lý học phải cất tấm bằng đại học và kiếm việc khác để mưu sinh.
7. Ngành sân khấu điện ảnh
Mỗi năm, hai trường Sân khấu Điện ảnh lớn nhất cả nước cùng hàng loạt trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật cho ra lò hàng trăm cử nhân. Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng có may mắn trở thành diễn viên, xuất hiện trên các bộ phim truyền hình. Mới đây, tiết lộ của Quán quân cuộc thi "Tôi là diễn viên" hé lộ phần nào thực trạng của sinh viên ngành nghệ thuật trong hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội làm nghề. Tâm Anh, Quán quân nam của cuộc thi "Tôi là diễn viên" phát sóng trên đài Vĩnh Long tháng 7 vừa qua cho hay, suốt ba tháng tham gia thi, anh hoàn toàn xin tiền bố mẹ để trang trải cuộc sống.
Ý định ban đầu của chàng trai là giành giải thưởng tiền mặt 100 triệu đồng giúp bạn học trả nợ. Người bạn này học chung với Tâm Anh từ bé rồi cả hai cùng đậu Cao đẳng Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh. Để có tiền hoàn thành tiểu phẩm cho bài thi tốt nghiệp, cả hai đã phải vay mượn một số tiền lớn. Hơn 30 thành viên trong lớp đã về quê gần hết, Quán quân "Tôi là diễn viên" cũng tâm sự, khi chưa tham gia cuộc thi, anh và các bạn lập nhóm kịch đi diễn tại các quán cà phê. Do chỉ là những sinh viên sân khấu bình thường, không có tên tuổi hot nên nhóm chỉ có thể diễn ở những điểm ven Sài Gòn như Bình Dương, Thủ Đức. Trừ đi chi phí đi lại, thuê phục trang, đạo cụ, thù lao thu được chẳng là bao. "Có đêm diễn xong, cả nhóm 6 người chia nhau mỗi người 10.000 đồng, chỉ đủ tiền mua một ổ bánh mì". Đó là một chia sẻ của diễn viên theo ngành sân khấu điện ảnh có thể thấy phải trang trải rất nhiều chi phí và cuối cùng không thể trụ nỗi đành phải về quê bởi thất nghiệp.
8. Ngành công nghệ môi trường
Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.
Nếu chuyên về công nghệ xử lý nước thải, thường có lựa chọn làm việc ở: công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp,... Nếu là công nghệ xử lý khí thải thì công việc thiên về: đo đạc chất lượng không khí, đánh giá tác động của môi trường và xử lý không khí ô nhiễm,... còn nếu hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn thì bạn sẽ làm việc với: các công trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhà máy hay các khu đô thị,... Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo.
9. Ngành kỹ sư xây dựng
Cả nước ta có khá nhiều ngành đào tạo ra kĩ sư xây dựng. Vậy nên, con số sinh viên ra trường không hề nhỏ hàng nghìn sinh viên ra trường. Với quá nhiều sinh viên ra trường, các công ty với yêu cầu rất cao là có kinh nghiệm. Các sinh viên mới ra trường không thể đáp ứng được nhu cầu cần kinh nghiệm như các công ty yêu cầu. Dưới đây là chia sẻ một bạn cử nhân ra trường với tấm bằng cử nhân ngành kỹ sư xây dựng.
Ra trường được hơn 3 tháng, N. Thành (quê Nghệ An) là sinh viên ĐH Giao thông vận tải II, tốt nghiệp với tấm bằng khá, bảng điểm môn chuyên ngành cũng “đẹp” đối với khối công trình. Thêm nữa, Thành còn có hàng loạt chứng chỉ một kỹ sư xây dựng cần. Với mong muốn bám trụ lại TP. Hồ Chí Minh để phát triển sự nghiệp, Thành đã tìm kiếm thông tin tuyển dụng trên mạng Internet, nhờ bạn bè tìm, giới thiệu… và rải hồ sơ xin việc khắp nơi. Nhưng kết quả cũng giống nhau: các nơi Thành nộp hồ sơ đều lắc đầu vì “thiếu kinh nghiệm”. Chỉ qua những chia sẻ nhỏ này, chúng ta có thể thấy học ngành kỹ sư xây dựng rất dễ thất nghiệp chúng ta nên chú ý chọn trường theo đam mê và có suy nghĩ chín chắn hơn trong xem xét theo đam mê của mình mà có đảm bảo cho mình việc làm khi ra trường hay không.
10. Ngành biên tập xuất bản
Ngành biên tập xuất bản là ngành dành cho những ai có niềm đam mê với sách, với ngôn ngữ và cảm thụ tác phẩm. Không những thế, ngành còn đòi hỏi bạn phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và nhiều kĩ năng. Biên tập, xuất bản không phải là ngành quá nổi bật, song theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay số cử nhân xuất bản đang vượt quá nhu cầu tuyển dụng.Thực tế thì những bạn trẻ theo học và đi làm về chuyên ngành biên tập xuất bản bạn phải có niềm đam mê cháy bỏng, va chạm cuộc sống kèm với đó là những kĩ năng mềm đa dạng. Người biên tập cần trau dồi chuyên môn, hiểu biết, và kiên trì vì sản phẩm làm ra cần phải trải qua rất nhiều khâu, đồng thời bạn cũng cần phải có khả năng giao tiếp, đàm phán và nhanh nhạy. Do vậy, rất nhiều bạn trẻ ra trường phải làm trái ngành hoặc chưa thật sự đáp ứng được với thực tế.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất hiện nay. Bài viết tổng hợp 10 ngành học có nguy cơ thất nghiệp nhiều như biên tập xuất bản, ngành sư phạm, quản trị kinh doanh... Tuy nhiên khi đứng trước bước ngoặt chọn nghề, chọn ngành, bạn hãy luôn tỉnh táo, sáng suốt bởi chọn nghề chính là chọn tương lai cho mình sau này. Bạn sẽ có một tương lai tốt đẹp nếu như bạn chọn được đường đi đúng đắn cho mình. Mời các bạn cùng tham khảo để có thể chọn trường cho mình thật đúng đắn nhé.
11. Ngành tiếp thị qua điện thoại
Ngành tiếp thị qua điện thoại hay còn gọi là telesale. Đây là một ngành nghề được dự đoán sẽ dần biết mất. Nguyên nhân là do khả năng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này dự kiến chỉ đạt 3% trong những năm tới. Ngoài ra, tỷ lệ chuyển đổi về mặt doanh số qua điện thoại hiện nay đã thấp hơn 10%, khiến công việc này không còn quá quan trọng.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Thi THPT Quốc gia