Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về Tết cổ truyền và Tết hiện đại

Văn mẫu lớp 10: Nghị luận xã hội về Tết cổ truyền và Tết hiện đại vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Nghị luận xã hội về Tết cổ truyền và Tết hiện đại mẫu 1

Có một ngày… những công việc đang dang dở phải tạm ngưng, những chuyến xe trở nên náo nức, những người dân chen lấn bên những chiếc ghế ngồi, tất cả đều chờ đợi để trở về bên người thân của họ, đó là ngày Tết. Tết là ngày mọi người bên nhau bên những người thân yêu, là ngày những phiên chợ trở nên đông đúc hơn, là ngày mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, là ngày mỗi bữa cơm trở nên ngon hơn của hương vị ấm áp bên gia đình.

Người ta nói rằng: Không có gì hạnh phúc bằng bữa cơm ấm áp bên gia đình, không có gì vui hơn những lời chúc trong ngày Tết. Câu nói đó, vẫn còn đó nhưng có lẽ sẽ trở nên nhạt phai khi những thiết bị hiện đại ra đời. Và kể từ đó, Tết hiện đại mang một bầu không khí buồn bã và cô đơn. Mọi thứ xung quanh dần thay đổi, bữa cơm ấy sẽ không còn trọn vẹn như trước. Họ chỉ biết để ý đến công việc bên chiếc điện thoại mà quên mất rằng, hương vị ấm áp trong bữa cơm ngày Tết sẽ trở nên phai nhòa… Tết hiện đại sẽ có mặt, mặt tích cực, dù bận rộn đến mấy nhưng cũng gửi lời chúc tốt lành đến những người thân yêu và mặt tiêu cực, sẽ thiếu đi những bữa cơm ấm áp và những tiếng cười rộn rã bên gia đình và người thân.

Nghị luận tết cổ truyền và tết hiện đại

Khi Tết đến, mọi người trong gia đình cùng nhau nhặt hái lá cây mai để cho chúng mọc những chiếc lá xanh mới kèm theo những bông mai vàng hoe báo hiệu mùa xuân đã đến, Tết đến cũng là lúc quây quần bên nồi bánh chưng đang cháy dở của những nhánh lửa hồng, cùng nhau đợi đến khoảnh khắc giao thừa để xem những màn bắn pháo hoa rực rỡ trên ti vi, những tiếng đùng đùng trên bầu trời khi bắn pháo. Đêm giao thừa, có thể gọi là đêm ấm áp nhất vì trẻ nhỏ và những người lớn trao cho nhau những lời chúc tốt lành cùng với lộc đỏ tràn đầy may mắn. Tết là dịp mọi người ngồi sum họp cùng nhau thưởng thức những bữa cơm ấm áp, chơi những trò chơi dân gian như đánh bài, lô tô và thưởng thức những miếng mứt gừng cay dịu và ngọt thanh… Tết đến là khi lũ trẻ cùng nhau đi chúc Tết đến với những người thân yêu, đi dạo phố với chiếc áo và quần sặc sỡ mang đầy sắc màu may mắn. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, người người đều đi chùa cầu may mắn, đi viếng những ông bà tổ tiên và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất.

Khi Tết hiện đại đang ở vị trí dẫn đầu, thì, mỗi con người đều quên đi một hương vị ấm áp của cái Tết xưa. Quên đi những chuyến xe để trở về bên gia đình, chỉ đơn giản là vì bản thân họ bận rộn công việc đang dở dang bên chiếc bàn làm việc. Họ cứ làm, cứ làm mà quên mất rằng, ba mẹ, người thân đang đợi những cuộc điện thoại để báo tin là sẽ về ăn Tết bên gia đình. Mãi cho đến khi, có cuộc điện thoại đến từ người con, ba mẹ đều vui mừng và sự vui mừng đó khó có thể diễn tả được bằng lời. Nhưng, khi nghe câu nói của con họ bên điện thoại “do công việc con trên này quá nhiều cho nên con không thể về nhà ăn Tết cùng ba mẹ được, con có gửi quà biếu về cho ba mẹ, ba mẹ ăn Tết vui vẻ!” Thì niềm vui của ba mẹ vụt tắt đi như nồi bánh chưng thiếu đi những nhánh lửa hồng, những điều mà ba mẹ cần là con của họ trở về trong dịp Tết, để cùng nhau thưởng thức bữa cơm đầy những hương vị ấm áp bên gia đình. Món quà người con gửi đến cho ba mẹ mang giá trị vật chất, họ vẫn để ở đó và, họ vẫn mong chờ một điều nhỏ nhoi, mong chờ người con của họ trở về đoàn tụ thì đó mới chính là món quà quý giá nhất. Cứ như thế, mỗi dịp Tết đến, ba mẹ mong chờ những cuộc điện thoại, đứng trước sân chỉ để chờ đợi người con trở về trong dịp Tết. Nhưng, người con bận rộn bên chiếc điện thoại, bên chiếc laptop, bên công việc đang dang dở. Và… cho đến khi mẹ gọi điện thoại báo tin, rằng ba đã mất vì phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Người con nghe tin, không thể tin vào mắt mình, vội vàng trở về nhà và thấy ba mình đang nằm trong chiếc quan tài còn mở nắp, ba không nhắm mắt, thân hình gầy gò, nghe mẹ nói ba ăn uống rất ít, ho ra máu và ngày ngày đều mong đợi con trở về bên căn nhà chứa đầy những yêu thương. Khi phát hiện ba bị ung thư và sắp chết, ba cố gắng chờ con trở về nhưng quá muộn… Nghe xong, tôi như không kiềm được nước mắt, tự trách bản thân nhưng tất cả đều muộn màng. Tết năm đó, vẫn căn nhà đó, nhưng, thiếu đi một thành viên, một trụ cột chính của gia đình, di ảnh của ba, mặt ba rất tươi, nụ cười hồn nhiên được đặt trước ghế.Bản thân tôi tự hỏi: Ba ở dưới đó có ăn uống gì chưa, ba có cảm thấy lạnh không, Tết này con phải xa ba thật rồi…

Cuộc sống đổi trắng thay đen, không ai có thể biết trước được ngày mai ta sẽ ra sao và làm gì. Tết đến, dù bận rộn đến đâu thì hãy dành thời gian bên gia đình, cùng nhau ăn những bữa cơm, xem những chương trình, chơi những trò chơi để, ngày Tết sẽ trở nên ấm áp và mang đầy hương vị yêu thương đến gia đình và người thân yêu của bạn.

Nghị luận xã hội về Tết cổ truyền và Tết hiện đại mẫu 2

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bây giờ ai ai cũng bận sắm sửa chuẩn bị cho ngày Tết đầu năm.

Tết ngày nay không còn như ngày trước nữa, bởi có lẽ thời gian đã làm mai một, phai mờ đi nhiều giá trị đặc trưng của quá khứ. Tết ngày xưa là dịp được hội ngộ với bà con, bạn bè đã lâu không gặp, để rồi tay bắt mặt mừng, cùng ngồi xuống, hàn huyên kể cho nhau nghe về một năm đã qua. Thời của ông bà, bố mẹ chúng tôi, nhắc đến Tết là nhắc đến tiếng pháo nổ đôm đốp giòn tan trước cửa nhà nhà ngày đầu năm, nhắc đến những lúc cả nhà cùng nhau gói bánh, ngồi canh bếp lửa và hàn huyên đủ thứ chuyện bên nồi bánh chưng. Tuy một vài trong những đặc trưng Tết này đã không còn nhưng mỗi khi nhắc lại, không một ai là không bồi hồi nhung nhớ về một thời đã qua. Háo hức nhất vẫn là lũ trẻ con chúng mình. Chỉ khi Tết đến, mới có lý do chính đáng để xin bố mẹ sắm đồ mới, được đi du xuân, thăm chúc Tết họ hàng cùng bố mẹ và nhận những bao lì xì mừng tuổi đỏ chót.

Tết ngày nay dường như lũ trẻ mất hẳn niềm vui hóng Tết bởi đã được ăn ngon mặc đẹp quanh năm, nếu có cũng chỉ là mong Tết để được nghỉ học đi du lịch. Những bao lì xì, những bộ đồ mới vẫn khiến chúng háo hức, tuy nhiên mức độ cũng giảm đáng kể bởi các em không còn thiếu thốn như xưa. Tết nay cũng không còn mấy gia đình tự làm bánh chưng nữa mà chủ yếu là đi mua ngoài hàng, vừa tiện lại có nhiều mẫu mã lựa chọn. Ngày nay, muốn chúc tết ai, người ta chỉ cần cầm chiếc điện thoại di động lên, nói qua loa vài câu, hay nhắn vài dòng tin là đã làm xong “nhiệm vụ” lễ nghĩa. Không còn phải đến tận nhà, trực tiếp nói câu chúc như ngày xưa nữa. Tết nay không chỉ ngược xuôi những chuyến đi về của công nhân, sinh viên về quê ăn Tết mà còn là những chuyến đi xa của những người dư giả như món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm học tập và làm việc căng thẳng.

Nhiều người cảm thấy không còn sự hào hứng, đón chờ Tết như ngày xưa nữa. Vì đã trưởng thành hay Tết đang nhạt dần? Tôi cũng chẳng rõ nữa. Đấy còn tùy vào cái nhìn và cách cảm nhận của mỗi người. Riêng tôi thì vẫn háo hức mong chờ Tết, để đêm 30 lại cùng cả nhà xem Táo Quân, để được sum họp cùng gia đình và để được trao nhau những yêu thương ngọt ngào không bao giờ dứt.

Cuộc sống ngày càng hiện đại phát triển, ngày Tết cũng vì thế mà có không ít sự thay đổi. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn luôn ghi nhớ, hướng về cái Tết cổ truyền thì nó vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị trong lòng mỗi người.

Nghị luận xã hội về Tết cổ truyền và Tết hiện đại mẫu 3

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bây giờ ai ai cũng bận sắm sửa chuẩn bị cho ngày Tết đầu năm.

Tết ngày nay không còn như ngày trước nữa, bởi có lẽ thời gian đã làm mai một, phai mờ đi nhiều giá trị đặc trưng của quá khứ. Tết ngày xưa là dịp được hội ngộ với bà con, bạn bè đã lâu không gặp, để rồi tay bắt mặt mừng, cùng ngồi xuống, hàn huyên kể cho nhau nghe về một năm đã qua. Thời của ông bà, bố mẹ chúng tôi, nhắc đến Tết là nhắc đến tiếng pháo nổ đôm đốp giòn tan trước cửa nhà nhà ngày đầu năm, nhắc đến những lúc cả nhà cùng nhau gói bánh, ngồi canh bếp lửa và hàn huyên đủ thứ chuyện bên nồi bánh chưng. Tuy một vài trong những đặc trưng Tết này đã không còn nhưng mỗi khi nhắc lại, không một ai là không bồi hồi nhung nhớ về một thời đã qua. Háo hức nhất vẫn là lũ trẻ con chúng mình. Chỉ khi Tết đến, mới có lý do chính đáng để xin bố mẹ sắm đồ mới, được đi du xuân, thăm chúc Tết họ hàng cùng bố mẹ và nhận những bao lì xì mừng tuổi đỏ chót.

Tết ngày nay dường như lũ trẻ mất hẳn niềm vui hóng Tết bởi đã được ăn ngon mặc đẹp quanh năm, nếu có cũng chỉ là mong Tết để được nghỉ học đi du lịch. Những bao lì xì, những bộ đồ mới vẫn khiến chúng háo hức, tuy nhiên mức độ cũng giảm đáng kể bởi các em không còn thiếu thốn như xưa. Tết nay cũng không còn mấy gia đình tự làm bánh chưng nữa mà chủ yếu là đi mua ngoài hàng, vừa tiện lại có nhiều mẫu mã lựa chọn. Ngày nay, muốn chúc tết ai, người ta chỉ cần cầm chiếc điện thoại di động lên, nói qua loa vài câu, hay nhắn vài dòng tin là đã làm xong “nhiệm vụ” lễ nghĩa. Không còn phải đến tận nhà, trực tiếp nói câu chúc như ngày xưa nữa. Tết nay không chỉ ngược xuôi những chuyến đi về của công nhân, sinh viên về quê ăn Tết mà còn là những chuyến đi xa của những người dư giả như món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm học tập và làm việc căng thẳng.

Nhiều người cảm thấy không còn sự hào hứng, đón chờ Tết như ngày xưa nữa. Vì đã trưởng thành hay Tết đang nhạt dần? Tôi cũng chẳng rõ nữa. Đấy còn tuỳ vào cái nhìn và cách cảm nhận của mỗi người. Riêng tôi thì vẫn háo hức mong chờ Tết, để đêm 30 lại cùng cả nhà xem Táo Quân, để được sum họp cùng gia đình và để được trao nhau những yêu thương ngọt ngào không bao giờ dứt.

Cuộc sống ngày càng hiện đại phát triển, ngày Tết cũng vì thế mà có không ít sự thay đổi. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn luôn ghi nhớ, hướng về cái Tết cổ truyền thì nó vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị trong lòng mỗi người.

Nghị luận xã hội về Tết cổ truyền và Tết hiện đại mẫu 4

Thời gian thấm thoát trôi qua, khi mà những cơn gió lạnh của mùa đông dần biến mất thay vào đó là nhường chỗ cho những tia nắng dịu dàng, những chồi non đang dần nảy lộc, những nụ hoa đang e ấp để chờ một ngày bung toả chính là những dấu hiệu cho thấy một mùa xuân mới sắp về. Mùa xuân sang cũng là lúc báo hiệu ngày Tết Nguyên Đán đang ngày một đến gần. Không biết từ bao giờ, với mỗi người dân Việt Nam ta, ngày Tết cổ truyền đã có một giá trị truyền thống tinh thần rất lớn. Giá trị đó đã được ẩn sâu trong đời sống tâm hồn của mỗi con người, trong gia đình và cả trong cộng đồng mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Trong một năm, Tết quan trọng nhất chính là những ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch. Ngày Tết cổ truyền dân tộc là là dịp mà mọi thành viên trong gia đình từ khắp mọi nơi trở về quây quần bên nhau, sum họp cùng đón thời khắc giao thừa thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới. Trong những ngày này, mọi người thường xuyên dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, đi chùa xin lộc, cầu bình an và may mắn cho cả năm tiếp theo. Ngày Tết cổ truyền gắn liền với bánh chưng xanh, cây hoa đào hoa mai hay những mâm cỗ và các món ăn truyền thống với tục thờ cúng tổ tiên. Từ lâu, ngày Tết cổ truyền dân tộc đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người Việt. Cả năm mọi người chỉ mong chờ Tết đến, háo hức và nô nức chuẩn bị một cái Tết sao cho trọn vẹn nhất. Đây cũng là khoảng thời gian để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm làm việc và học tập đầy vất vả. Ngày Tết giúp gắn kết con người lại với nhau, từ đó tình cảm gia đình càng thêm bền chặt và gắn bó. Mỗi người chúng ta dù hằng năm có làm ăn ở đâu đi chăng nữa, bận bịu trăm công nghìn việc như thế nào thì cũng nên dành khoảng thời gian ngày Tết bên gia đình, bạn bè và những người thân yêu để cùng nhau trò chuyện và chia sẻ. Có như vậy, cuộc sống không chỉ tươi đẹp hơn mà ngày tết cũng trọn vẹn hơn.

Tết ngày nay đã không còn như ngày trước nữa, bởi có lẽ thời gian đã làm mai một, phai mờ đi nhiều giá trị đặc trưng của ngày tết cổ truyền Việt Nam. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn mãi ghi nhớ và hướng về cái Tết cổ truyền thì nó vẫn sẽ vẹn nguyên giá trị trong lòng mỗi con người Việt Nam ta.

----------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 10: Nghị luận xã hội về Tết cổ truyền và Tết hiện đại. VnDoc.com mời bạn đọc có thể tham khảo thêm các tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại soạn bài Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 10.

Bài tiếp theo: Nghị luận xã hội về việc lựa chọn nghề nghiệp và chữ hiếu

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm