Ngôn ngữ của quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh

VnDoc xin giới thiệu bài Ngôn ngữ của quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Ngôn ngữ của quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh

Trong đàm phán, ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để đàm phán hợp đồng thương mại (đặc biệt là hợp đồng nội thương) thành công, bạn cần thông thạo tiếng quốc ngữ (tiếng Mẹ đẻ): Bạn cần rèn luyện để có được cách hành văn trong sáng, chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả, không dùng tiếng lóng, thổ ngữ... để tránh cho đối tác sự hiểu lầm trong đàm phán, gây mất thời gian, mất cơ hội kinh doanh

Riêng trong giao dịch ngoại thương, sự bất đồng ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất. Để khắc phục khó khăn này người cán bộ ngoại thương cần nắm vững và sử dụng thành thạo các ngoại ngữ. Yêu cầu này không có giới hạn, biết càng nhiều ngoại ngữ càng tốt. Trong điều kiện hội nhập của Việt Nam hiện nay, cán bộ ngoại thương trước hết cần thông thạo tiếng Anh – ngôn ngữ thương mại của toàn cầu. Nhưng dừng lại đó là chưa đủ, tiếp theo còn học các ngoại ngữ khác: Pháp, Hoa, Nga, Nhật, Đức...

Trong trường hợp sử dụng bản phiên dịch bạn nên nhớ rằng, vấn đề này không đơn giản. Để giúp bạn sử dụng phiên dịch tốt, cần chú ý một số vấn đề sau:

Nói sơ qua trước về chủ đề với người phiên dịch (nếu là cuộc đàm phán phức tạp, nên “diễn tập” lời nói của mình cùng người phiên dịch vài lần trước khi đi đàm phán).

Nói rõ và chậm.

Tránh dùng những từ ngữ ít được biết đến, tiếng lóng, thành ngữ, tiếng địa phương...

Giải thích ý chính theo 2 đến 3 cách khác nhau, vì nếu chỉ nói một cách, ý chính có thể bị mất.

Nói ngắn, không nói lâu hơn 1 đến 2 phút, bởi nói quá dài người phiên dịch có thể dịch sai.

Trong khi nói, cho phép phiên dịch có thời gian ghi chú những điều đang nói.

Cho phép người phiên dịch có đủ thời gian cần thiết để làm rõ các điểm mà nghĩa vẫn còn mù mờ.

Không ngắt lời phiên dịch vì làm như vậy sẽ gây ra hiểu lầm.

Tránh dùng câu dài, phủ định hai lần, khi hình thức khẳng định có thể dùng được.

Cố gắng diễn đạt và dùng dáng điệu để hỗ trợ cho lời nói.

Khi nói nên nhìn vào đối tác, chứ không nhìn vào phiên dịch.

Trong khi đàm phán, nên viết ra các điểm chính cần thảo luận. Nhờ đó, các bên có thể kiểm tra các vấn đề hai lần.

Sau khi đàm phán, xác nhận bằng văn bản các điều đã được đồng ý.

Đừng nghĩ phiên dịch có thể làm việc hơn hai giờ mà không cần nghỉ ngơi.

Nếu cuộc đàm phán kéo dài suốt ngày, nên dùng hai phiên dịch thay đổi cho nhau.

Hãy thông cảm nếu phiên dịch mắc sai lầm.

Nghe phiên dịch báo cáo sau mỗi phiên họp, bởi thường họ nghe được những thông tin rất quan trọng từ phía đối tác, mà bạn nên biết.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Ngôn ngữ của quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh về đàm phán hợp đồng thương mại (đặc biệt là hợp đồng nội thương) thành công, bạn cần thông thạo tiếng quốc ngữ (tiếng Mẹ đẻ): Bạn cần rèn luyện để có được cách hành văn trong sáng, chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả, không dùng tiếng lóng, thổ ngữ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Ngôn ngữ của quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 167
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm