Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhập đề (mở đầu đàm phán)

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Nhập đề (mở đầu đàm phán) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Nhập đề (mở đầu đàm phán)

Lời mở đầu đóng một vai trò hết sức quan trọng

+ Tiếp xúc được với đối tượng đàm phán;

+ Chuyển tải thông tin, thể hiện ý đồ, mong muốn của người phát biểu đối với vấn đề đàm phán;

+ Tạo không khí tiếp xúc tốt;

+ Lôi cuốn sự chú ý;

+ Thăm dò vị thế đối tác;

+ Nắm quyền chủ động (nếu cần thiết)

* Nội dung của lời mở đầu thông thường có các nội dung sau:

Giới thiệu bản thân và đồng nghiệp;

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề đàm phán;

+ Trình bày mối quan tâm của mình về vấn đề đàm phán và những gì có liên quan;

+ Nêu chương trình nghị sự...

Khi nói lời mở đầu cần lưu ý: Lần gặp đầu tiên chỉ nên nói ngắn gọn và gợi mở, tránh đi sâu vào tranh luận vào từng vấn đề cụ thể.

* Phương pháp mở đầu đàm phán:

Phương pháp làm dịu căng thẳng. Cho phép thiết lập chặt chẽ với đối tượng chỉ cần nói vài lời chân thành, nồng nhiệt bạn có thể đạt được điều đó. Hãy đặt câu hỏi cho mình. Đối tượng mong muốn có tâm trạng như thế nào khi tiếp xúc với ta? Tất nhiên họ muốn ta đích thân tiếp đón, chào hỏi, động viên khen ngợi họ. Khi đó họ không còn lạnh nhạt nữa. Câu chuyện vui vẻ, khôi hài giúp ích rất nhiều cho việc làm dịu tình trạng căng thẳng ban đầu, tạo nên không khí thân thiện, gần gũi cho việc tổ chức đàm phán.

Phương pháp kiếm cớ (móc xích). Phương pháp này cho phép nêu vấn đề, sự kiện ngắn gọn làm cớ để liên hệ với nội dung đàm phán. Từ điểm mấu chốt này mà triển khai đàm phán theo kế hoạch ấn định. Có thể nêu tình hình, sự việc nào đó, sử dụng phép so sánh, nêu cảm tưởng cá nhân, kể câu chuyện khôi hài hoặc đưa ra một câu hỏi khác thường làm điểm xuất phát mở đầu đàm phán.

Phương pháp kích thích trí tưởng tượng. Yêu cầu của phương pháp này là nêu một loạt câu hỏi về các vấn đề cần bàn bạc và giải quyết. Phương pháp đặt câu hỏi đó cho phép thu được kết quả tốt trong trường hợp đối tượng có cách nhìn vấn đề sáng suốt, lạc quan.

Phương pháp mở đầu trực tiếp. Sơ đồ phương pháp này như sau:

Thông báo ngắn gọn nguyên nhân tổ chức cuộc đàm phán.

Nhanh chóng chuyển từ vấn đề chung sang vấn đề cụ thể.

Phương pháp này có đặc điểm hơi “khô khan, cứng nhắc, phù hợp với cuộc đàm phán ngắn, ít quan trọng.

* Những quy tắc mở đầu đàm phán:

Khi mở đầu đàm phán có một vài vấn đề nhỏ nhặt nhưng có thể dễ dàng tạo nên bầu không khí thuận lợi cho đàm phán như:

+ Lời phát biểu khai mạc phải rõ ràng, ngắn gọn, cô đọng;

+ Phải gọi tên đối tượng đầy đủ khi nói chuyện với họ;

+ Trang phục, tư thế, vẻ mặt phải phù hợp;

- Thể hiện thái độ tôn trọng nhân cách người đối thoại, chú ý đến ý kiến, nhu cầu của họ;

- Có nhận xét đánh giá tích cực về địa điểm đàm phán, cách trang trí nội thất, cách bố trí sản xuất, uy tín, thanh danh trong kinh doanh của cơ quan chủ trì đàm phán.

- Nhắc lại một số tình hình đã thay đổi từ cuộc đàm phán lần trước đến nay (nếu có);

- Đề nghị mọi người phát biểu ý kiến, chỉ dẫn, khuyên nhủ;

Đối với các cuộc tiếp xúc mang tính chất chuyên môn, nghề nghiệp, có liên quan đến một đề tài nhất định thì mục đích của chúng là ở chỗ gây hứng thú cho các thành viên tham gia. Ở đây có thể gắn nội dung cuộc đàm phán hiện nay với những cuộc đàm phán đã diễn ra trước đây, thảo luận với những khuynh hướng, vấn đề, sự kiện nóng hổi trong lĩnh vực chuyên môn, lưu ý đối tượng rằng ta đã biết nhu cầu, nguyện vọng của họ.

Phải tận dụng cơ hội, dù là nhỏ nhặt, để đưa vấn đề chuyên môn cần bàn vào giai đoạn mở đầu đàm phán.

Còn lại vấn đề cần phải xem xét thái độ, phương pháp cá nhân của chúng ta trong cuộc đàm phán như thế nào?

Quy tắc cơ bản là: Sử dụng phương pháp nhập tâm để mở đầu đàm phán.

Phương pháp nhập tâm là thể hiện khả năng của người chủ trì đàm phán đặt mình vào địa vị của đối tượng đàm phán nhằm hiểu họ sâu sắc hơn. Hãy tự đặt câu hỏi: Ở địa vị đối tượng ta sẽ quan tâm đến điều gì? Hoặc: Ta sẽ phản ứng như thế nào nếu ở vị trí của họ?

Bằng cách này, chúng ta làm cho đối tượng cảm thấy mình được tôn trọng, được đánh giá như một nhà chuyên môn.

Các chuyên gia nước ngoài thường sử dụng thủ thuật trên và luôn đạt kết quả tốt. Ngoài ra, nên nhớ rằng mọi người đều sẵn sàng bộc lộ tâm tư nguyện vọng, mắc mớ của mình. Đối tượng đàm phán của chúng ta không phải là một ngoại lệ và cũng không tránh khỏi quy luật trên.

Vì vậy, kế hoạch mở đầu đàm phán phải tạo điều kiện khả năng để tìm hiểu ý đồ, nhu cầu, nguyện vọng của đối tượng đàm phán.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Nhập đề (mở đầu đàm phán) về nội dung của lời mở đầu thông thường, những quy tắc mở đầu đàm phán...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Nhập đề (mở đầu đàm phán). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm