Những nguyên tắc cơ bản về đánh giá chất lượng

Chúng tôi xin giới thiệu bài Những nguyên tắc cơ bản về đánh giá chất lượng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Những nguyên tắc cơ bản về đánh giá chất lượng

Thời gian gần đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, sản phẩm sản xuất ra ngày càng phức tạp và chu kỳ sống ngày càng rút ngắn. Do vậy nhu cầu về đánh giá chất lượng sản phẩm không chỉ phát sinh sau khi sản phẩm đã sản xuất và đưa vào sử dụng mà nhu cầu này xuất hiện ngay từ khi nghiên cứu, sản xuất thử.

Mục đích của việc đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm xác định mặt định lượng của các chỉ tiêu chất lượng và tổng hợp những chỉ tiêu ấy theo những nguyên tắc xác định để biểu thị chất lượng sản phẩm, trên cơ sở đó có thể đưa ra quyết định về sản phẩm, về chiến lược sản phẩm, để giải quyết tốt các vấn đề về dự báo. Lập kế hoạch tối ưu hóa và phê chuẩn về chất lượng.

Các nước công nghiệp phát triển, để không ngừng cải tiến, nâng cao và hoàn thiện chất lượng sản phẩm, người ta đã nghiên cứu và ngành khoa học về đo và đánh giá chất lượng sản phẩm (có tên là Qualimetry) đã ra đời. Ngành khoa học này nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, xây dựng những nguyên tắc cơ bản của việc đánh giá chất lượng sản phẩm. Thực tế, tất cả các phương pháp đánh giá chất lượng dựa trên nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc 1: Chất lượng là một tập hợp các thuộc tính của sản phẩm đặc biệt là các thuộc tính thụ cảm bởi người tiêu dùng – được thể hiện bằng một hệ thống các chỉ tiêu.

Các tính chất chất lượng được hình thành theo một nguyên tắc nhất định: nguyên tắc phân cấp và phân nhánh; phân cấp theo mức độ tổng hợp, phân nhánh theo những tính chất thành phần.

* Nguyên tắc 2: Mỗi thuộc tính được đặc trưng không chỉ bởi giá trị của chỉ tiêu chất lượng Ci mà còn bởi hệ số trọng lượng Vi.

Hệ số trọng lượng được xác định khi cần đánh giá tổng hợp chất lượng sản phẩm, quá trình, hệ thống. Độ chính xác của chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phụ thuộc rất nhiều vào giá trị của chỉ tiêu hệ số trọng lượng. Trong thực tế, có những sản phẩm, hệ thống được đánh giá với những chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cao nhưng lại không thỏa mãn yêu cầu đề ra. Nguyên nhân quan trọng nhất là người ta đã xác định không hợp lý các Vi thể hiện quan hệ giữa các chỉ tiêu chất lượng và mức độ ảnh hưởng của nó tới chất lượng sản phẩm, chất lượng hệ thống. Có nhiều phương pháp xác định hệ số trọng lượng nhưng phương pháp chuyên gia được sử dụng phổ biến trong quản lý chất lượng.

* Nguyên tắc 3: Phân biệt hai khái niệm đo và đánh giá

Đo một tính chất nào đó là quá trình tìm trị số của chỉ tiêu Ci, biểu hiện giá trị tuyệt đối của tính chất đó theo đơn vị đo thích hợp.

Đánh giá một tính chất nào đó là so sánh giá trị Ci vào Coi được chọn làm chuẩn. Không có chuẩn không thể nói đến đánh giá chất lượng. Chuẩn là cơ sở để đối chiếu, kiểm tra, đánh giá chất lượng. Chuẩn có thể là các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn xí nghiệp, là các yêu cầu cụ thể của các hợp đồng, sự thỏa thuận giữa người sản xuất và bên đặt hàng, các chỉ tiêu được duyệt và quan trọng hơn là các chuẩn thực tế - đó chính là nhu cầu, đòi hỏi của người tiêu dùng, của xã hội. Đây là một dạng chuẩn khắt khe, khách quan và chính xác nhất.

Có thể ứng dụng những nguyên tắc chung để xây dựng các phương đánh giá chất lượng đối với những sản phẩm, những quá trình cụ thể.

Quá trình đánh giá chất lượng cần được thực hiện từ phân hệ thiết kế (thẩm định, lựa chọn…), phân hệ sản xuất (kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng ngay trên dây chuyền sản xuất như độ tin cậy, các chỉ tiêu kỹ thuật, tính ổn định của các thiết bị, công nghệ…) và trong phân hệ sử dụng (độ tin cậy, hệ số sẵn sàng…).

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Những nguyên tắc cơ bản về đánh giá chất lượng về xác định mặt định lượng của các chỉ tiêu chất lượng và tổng hợp những chỉ tiêu ấy theo những nguyên tắc xác định để biểu thị chất lượng sản phẩm, trên cơ sở đó có thể đưa ra quyết định về sản phẩm, về chiến lược sản phẩm, để giải quyết tốt các vấn đề về dự báo...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Những nguyên tắc cơ bản về đánh giá chất lượng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 1.199
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm