Mối quan hệ giữa các loại chi phí

Mối quan hệ giữa các loại chi phí được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Mối quan hệ giữa các loại chi phí

Giữa chi phí phù hợp và chi phí không phù hợp có mối quan hệ đánh đổi. Nghĩa là khi tăng chi phí nâng cao chất lượng lên thì chi phí do chất lượng kém giảm xuống. Hiện nay vẫn tồn tại 2 quan điểm về mối quan hệ chi phí chất lượng này.

Theo quan điểm cổ điển trong kinh tế mối quan hệ có tính chất đánh đổi giữa các chi phí chất lượng được biểu diễn ở hình 3.1 dưới đây.

Mối quan hệ giữa các chi phí

Hình 5.3. Quan hệ đánh đổi giữa các chi phí chất lượng

Biểu đồ thể hiện khi chi phí đảm bảo chất lượng tăng thì số phần trăm sản phẩm có chất lượng tốt cũng tăng lên, qua đó giảm chi phí phát sinh do chất lượng kém. Cộng hai loại chi phí này ta có đường cong tổng chi phí, điểm thấp nhất trên đường cong này là mức chi phí chất lượng tối thiểu. Theo triết lý chất lượng truyền thống, ta phải đặt chương trình chất lượng sao cho đạt quanh điểm này. Tuy nhiên điểm tối ưu trên đường cong tổng chi phí chất lượng không trùng với mức đạt 100% sản phẩm đạt chất lượng. Điều này phù hợp với quan điểm cho rằng không thể đạt 100% chất lượng bằng bất kỳ giá nào.

Tuy nhiên ngoại lệ cũng có một số công ty Nhật và sau đó là của Mỹ không dựa vào quan hệ đánh đổi này. Họ đã cố gắng đạt 100% chất lượng tốt vì nghĩ rằng sẽ tăng được doanh số bán và thị phần, rồi qua đó bù trừ được chi phí chất lượng tương đối cao này. Giả thiết về cách tiếp cận này được biểu diễn như hình vẽ 2.3.

Mối quan hệ giữa các chi phíHình 5.4. Quan hệ đánh đổi giữa các chi phí chất lượng

Như hình vẽ thì đường cong chi phí - chất lượng có dạng khác và điểm có tổng chi phí tối thiểu nằm trùng với mức 100% sản phẩm chất lượng tốt, không có sai sót.

Có nhiều lý do giúp người Nhật thành công trong việc dịch chuyển điểm tối ưu của đường cong tổng chi phí về phía phải để đạt mức 100% chất lượng tốt. Một là họ nhận thức được rằng chi phí không phù hợp vẫn bị đánh giá thấp do không tính đến phần mất mát của khách hàng, điều này góp phần làm tổn hại danh tiếng của công ty. Do chi phí này định lượng khó nên người ta thường bỏ qua. Người Nhật quan niệm chi phí tai tiếng trong khách hàng thường rất cao. Hai là mối quan hệ cổ điển chất lượng - chi phí không phản ánh được mối quan hệ toàn diện, hiệu quả do chương trình quản lý chất lượng mang lại nhờ động viên tinh thần của công nhân, cải thiện quan hệ giữa các công nhân, nâng cao năng suất lao động, thỏa mãn khách hàng, tăng thị phần và tăng lợi nhuận. Chi phí tiết kiệm nhờ cải tiến ngày càng không phản ánh quan hệ đánh đổi cổ điển. Một lý do khác là biện pháp cải tiến của người Nhật tập trung vào sự phòng ngừa và những giải pháp ít mang tính công nghệ. Khuynh hướng này giúp ta giảm bớt được chi phí đánh giá và loại bỏ các sai sót. Như vậy chi phí để đảm bảo chất lượng không tăng nhanh như ở mô hình cổ điển.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Mối quan hệ giữa các loại chi phí đặc điểm của các mối quan hệ giữa các loại chi phí...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Mối quan hệ giữa các loại chi phí. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 1.291
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm