Khái niệm và phân loại chi phí chất lượng

VnDoc xin giới thiệu bài Khái niệm và phân loại chi phí chất lượng được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái niệm và phân loại chi phí chất lượng

Khái niệm

Theo khái niệm truyền thống: Chi phí chất lượng là tất cả các chi phí liên quan đến việc đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra hoặc dịch vụ được cung ứng phù hợp với các tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước hoặc là các chi phí liên quan đến sản phẩm/dịch vụ không phù hợp với các tiêu chuẩn đã xác định trước (không quan tâm đến khách hàng, chỉ quan tâm đến nhà sản xuất).

Khái niệm theo quan điểm mới: Chi phí chất lượng là tất cả các chi phí liên quan đến việc đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra hoặc dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hoặc là các chi phí liên quan đến sản phẩm/dịch vụ không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Phân loại chi phí chất lượng

Chi phí chất lượng được chia làm 2 loại: Chi phí phù hợp và chi phí không phù hợp.

* Chi phí phù hợp: là chi phí phát sinh nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra hoặc dịch vụ được cung ứng phù hợp với tiêu chuẩn quy cách đã xác định trước.

Chi phí phù hợp bao gồm 2 loại là chi phí phòng ngừa và chi phí đánh giá.

- Chi phí phòng ngừa: tất cả các chi phí cho các hoạt động phòng ngừa sai lỗi/sai hỏng (khuyết tật) của sản phẩm, dịch vụ. Những chi phí này gắn liền với việc thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp. Nó được đưa vào kế hoạch và phải gánh chịu trước khi đi vào sản xuất thực sự. Công việc phòng ngừa bao gồm:

  • Những yêu cầu đối với sản phẩm dịch vụ
  • Hoạch định chất lượng
  • Bảo đảm chất lượng
  • Thiết bị kiểm tra
  • Đào tạo
  • Chi phí khác

- Chi phí đánh giá: Các chi phí phục vụ cho việc đo lường và đánh giá chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Những chi phí này gắn liền với việc đánh giá các vật liệu đã mua, các quá trình, sản phẩm trung gian, các sản phẩm hoặc dịch vụ để đảm bảo phù hợp với các đặc thù kỹ thuật. Công việc đánh giá bao gồm:

  • Kiểm tra và thử tính năng
  • Thẩm tra chất lượng
  • Thiết bị kiểm tra

Phân loại người bán

Chi phí không phù hợp/chi phí sai hỏng: là chi phí của sản phẩm đã được sản xuất ra hoặc dịch vụ đã được cung ứng không phù hợp/không đáp ứng được yêu cầu/mong muốn của khách hàng.

Chi phí sai hỏng bao gồm 2 loại: Chi phí sai hỏng bên trong và chi phí sai hỏng bên ngoài.

- Chi phí sai hỏng bên trong: Phát sinh trước khi sản phẩm được giao cho khách hàng. Những chi phí này nảy sinh khi kết quả gia công không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã thiết kế và được phát hiện trước khi giao sản phẩm cho khách hàng. Sai hỏng bên trong bao gồm các chi phí:

  • Lãng phí
  • Phế phẩm
  • Gia công lại hoặc sửa chữa lại
  • Kiểm tra
  • Thứ phẩm
  • Dự trữ quá mức
  • Phân tích sai hỏng

- Chi phí sai hỏng bên ngoài: liên quan đến các sản phẩm sai hỏng được phát hiện sau khi sản phẩm đã được giao cho khách hàng. Những chi phí này xảy ra khi sản phẩm hoặc dịch vụ không đủ tiêu chuẩn chất lượng từ trong quá trình gia công, chỉ được phát hiện sau khi đã giao đủ sản phẩm cho khách hàng. Sai hỏng bên ngoài gồm các chi phí:

  • Sửa chữa sản phẩm bị trả về, không phù hợp với người tiêu dùng…
  • Các khiếu nại bảo hành
  • Khiếu nại
  • Hàng bị trả lại
  • Trách nhiệm pháp lý
  • Chi phí của sự hiểu sai thường không được tính đến

Trong dài hạn, chi phí phù hợp được duy trì ở mức độ tương đối ổn định kể từ khi chương trình cải tiến chất lượng được tiến hành. Chi phí đánh giá tăng nhanh ở giai đoạn đầu, về sau tăng chậm lại.

Chi phí sai hỏng tăng nhanh khi hoạt động kiểm nghiệm được thực thi chi phí này giảm xuống khi công tác đào tạo được tiến hành thường xuyên. Sau khi triển khai Hệ thống TQM, chi phí sai hỏng giảm xuống không ngừng.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và phân loại chi phí chất lượng về khái niệm chi phí chất lượng, phân loại của người bán và chi phí chất lượng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm và phân loại chi phí chất lượng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 1.538
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm