Khái niệm, phân loại và tác dụng của FMEA
Khái niệm, phân loại và tác dụng của FMEA được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Khái niệm, phân loại và tác dụng của FMEA
1. Khái niệm
FMEA là một phương pháp dựa trên cơ sở phân tích các quá trình hoặc các chuỗi công việc để xác định các rủi ro và các giai đoạn có thế xảy ra rủi ro từ đó có thể tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề tiềm ẩn, đề ra các biện pháp và các tiêu chuẩn kiểm soát ngăn ngừa sự cố.
FMEA có thể áp dụng cho một sản phẩm, một bộ phận của sản phẩm, một hệ thống mẹ, một hệ thống con, một dịch vụ, một công đoạn phục dịch, một quy trình sản xuất hay một công đoạn sản xuất. FMEA được xem là nền tảng cơ bản của nhiều phương pháp quản lý hiện đại theo quan điểm kiểm soát quá trình.
* Các thuật ngữ về FMEA
- Các dạng hư hỏng (Failure Mode): (cụ thể là sự thất bại của một chức năng) là một đoạn mô tả ngắn tình trạng của một bộ phận, hệ thống hoặc qui trình sản xuất có thể hư hỏng để thực hiện những chức năng của nó.
- Các dạng hư hỏng“Tác động” (Efective): Sự mô tả tầm quan trọng hoặc của một hệ thống hoặc bộ phận hư hỏng. Một dạng hư hỏng điển hình có thể do nhiều “tác động”.
- Mức độ tác động (Severity – S): (Tính nghiêm trọng của tác động) Tác động là mức độ tác động bằng số vào đối tượng khách hàng. Khi nhiều tác động cùng tồn tại trong một dạng hư hỏng, bắt đầu với những tác động xấu nhất trên bảng công việc để tính toán rủi ro.
- Các dạng hư hỏng“Nguyên nhân” (Cause): Mô tả sự thiếu sót của việc thiết kế hoặc qui trình (nguyên nhân toàn cục hoặc nguyên nhân gốc rễ) dẫn đến các dạng hư hỏng. Phải xem xét những nguyên nhân tiềm ẩn gây nên hư hỏng. Hầu hết các dạng hư hỏng đều có nhiều hơn một “nguyên nhân”.
- Tần suất xảy ra sự cố (Occurrence rate – O): là một con số ước lượng về tần số hoặc số hư hỏng tích lũy (dựa trên kinh nghiệm) sẽ xảy ra (trong ý tưởng thiết kế) cho một nguyên nhân được đưa ra liên quan đến “vòng đời thiết kế”.
- Dạng hư hỏng “Kiểm soát”: Máy móc, phương pháp, kiểm tra, qui trình, hoặc điều khiển giúp ngăn chặn các nguyên nhân gây ra các dạng hư hỏng hoặc phát hiện ra dạng hư hỏng hoặc nguyên nhân xảy ra. Kiểm soát trong khâu thiết kế sẽ ngăn chặn hoặc phát hiện dạng hư hỏng kỹ thuật có khả năng xảy ra.
- Mức độ phát hiện (Detection – D): là xác suất phát hiện ra một nguyên nhân cụ thể của dạng hư hỏng để ngăn chặn các máy móc, bộ phận có chất lượng xấu rời khỏi nhà máy hoặc đến tay khách hàng cuối. Giả sử rằng nguyên nhân hư hỏng đã xảy ra, đánh giá khả năng việc kiểm soát để tìm ra chỗ hỏng trong thiết kế.
- Hệ số rủi ro ưu tiên (RPN – Risk Priority Numbers): là tích của mức độ tác động, tần suất xảy ra, và mức độ phát hiện.
Kế hoạch hành động: Suy nghĩ một cách thấu đáo và phát triển tốt FMEA với mô hình rủi ro cao thì không được phép kèm theo những hành động có ít hoặc không có giá trị.
2. Phân loại
Vì phương pháp FMEA được áp dụng một cách đa dạng có nhiều chuyên gia phân biệt nhiều loại FMEA. Người ta phân ra hai ứng dụng FMEA cơ bản là:
FMEA thiết kế: Sử dụng trong phân tích các phần tử thiết kế. Tại đây, người ta tập trung vào các tác động sai lỗi liên quan đến các chức năng của các phần tử trong thiết kế.
- FMEA quá trình: Được sử dụng để phân tích các chức năng của quá trình. Tại đây người ta tập trung vào các sai lỗi gây ra các khuyết tật lên sản phẩm.
Ngoài ra, còn có nhiều biến thể của 2 loại FMEA trên.
3. Tác dụng của FMEA
Mục đích cơ bản của FMEA là đánh giá rủi ro, đưa ra khuyến nghị và thực hiện những hành động làm giảm rủi ro. FMEA được áp dụng khi: Khi triển khai thực hiện một qui trình hoặc dịch vụ mới, khi xem xét lại một qui trình hoặc khi đề xuất các ý kiến xem xét lại một qui trình đã có dựa vào những báo cáo về những việc xảy ra bất ngờ trong qui trình này.
FMEA giúp cho các nhà quản lý:
- Xác định các hình thức sai lỗi tiềm tàng có thể xảy ra và mức độ tác động nghiêm trọng của các lỗi này.
- Đánh giá một cách khách quan khả năng xuất hiện các sai lỗi.
- Đánh giá khả năng phát hiện ra các sai lỗi.
- Phân loại các lỗi sản phẩm hay quá trình tiềm tàng có thể xảy ra.
- Tập trung vào loại trừ các nguyên nhân gây ra các lỗi trọng yếu.
Ngoài ra, FMEA cũng là một công cụ giúp xí nghiệp cải thiện chất lượng và gia tăng độ khả tín của công tác thiết kế do:
- Nhân viên quen nhận định sớm, để loại bỏ sớm, những cách thức sinh ra sai sót tiềm tàng.
- Nhân viên quen xếp loại thứ tự ưu tiên giải quyết mọi vấn đề của xí nghiệp.
- Nhân viên quen suy nghĩ và hoạt động tập thể.
- Giảm thiểu những thay đổi về thiết kế và chi phí sinh ra từ những thay đổi đó.
- Gia tăng kinh nghiệm của xí nghiệp về rủi ro và những tác động giảm rủi ro.
- Tích lũy thông tin để gia tăng những kiến thức của toàn thể nhân viên về thiết kế công nghiệp và tổ chức xí nghiệp.
- Tăng cường quan tâm của nhân viên về những công tác phòng ngừa.
- Tăng cường quan tâm của nhân viên về sự cần thiết phải thử nghiệm và khai triển kỹ hệ thống trước khi thực hiện và đưa ra thị trường.
Phương pháp FMEA được áp dụng có hiệu quả trong những ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp và chế biến thuộc những loại công nghệ khác nhau (như là điện cơ, cơ khí, thủy cơ,…) và những hệ thống liên kết nhiều loại công nghệ khác nhau. Đặc biệt, phương pháp FMEA rất hữu hiệu khi nghiên cứu những sai sót tiềm tàng về vật liệu và thiết bị. Phương pháp này cũng có thể được dùng để nghiên cứu rủi ro những hệ thống nhu liệu và những hệ thống có tác động của con người.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm, phân loại và tác dụng của FMEA về FMEA là một phương pháp dựa trên cơ sở phân tích các quá trình hoặc các chuỗi công việc để xác định các rủi ro và các giai đoạn có thế xảy ra rủi ro từ đó có thể tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề tiềm ẩn..
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm, phân loại và tác dụng của FMEA. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.