Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những thành tố văn hóa

Chúng tôi xin giới thiệu bài Những thành tố văn hóa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Hiểu theo nghĩa rộng, ngôn ngữ là một thành tố văn hóa nhưng  là một thành tố chi phối nhiều đến các thành tố văn hóa khác, mặc dù, ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng "về mặt hình thành ngôn ngữ và văn hóa đều là những thiết chế xã hội mang tính ước định".

Vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là vấn đề nguồn gốc của tiếng Việt. Đây là vấn đề khoa học khá phức tạp mà cho đến nay giới nghiên cứu khoa học xã hội chưa có sự thống nhất. Ý kiến của GS, TS. Phạm Đức Dương là ý kiến đáng lưu ý.

  • Tiếng Việt - Mường được hình thành bởi nhiều yếu tố thuộc các dòng ngôn ngữ ở Đông Nam Á, kể cả dòng Mã Lai, Tạng - Miến v.v... trong đó có hai yếu tố chính: Môn - Khơme và Tày, Thái.
  • Quan hệ giữa hai yếu tố chủ đạo đó là: Môn - Khơme đóng vai trò cơ tầng, Tày - Thái đóng vai trò cơ chế.
  • Quá trình chuyển hóa đó là một quá trình hội tụ văn hóa và tộc người đã diễn ra ở châu thổ sông Hồng. Mạt cộng đồng mới bao gồm nhiều bộ tộc trong đó tộc người nổi tiếng Môn - Khơme chiếm số đông đã dần dần biến đổi tiếng nói của mình và tạo nên một ngôn ngữ mới vận hành theo cơ chế Tày - Thái: ngôn ngữ Việt - Mường chung.
  • Thời điểm hình thành tiếng Việt, cũng GS, TS. Phạm Đức Dương khẳng định: "Vào khoảng thiên niên kỉ thứ hai trước công nguyên, do sự "dồn toa" từ phương Bắc xuống, do sức ép của sự phát triển dân số vùng núi và chân núi trên bậc thềm cổ quá hẹp của các dòng sống và nhất là do sự kích thích của năng suất lúa nước và cuộc sống tương đối ổn định của xã hội nông nghiệp lúa nước đã được thể nghiệm ở vùng thung lũng hẹp chân núi, hàng loạt các cộng đồng tộc người, nhất là những cư dân Môn - Khơme vùng Bắc Đông Dương, cư dân Tiền Việt Mường - những người săn bắt hái lượm và làm nương vùng cao đã ào ạt xuống vùng trung quanh vịnh Hà Nội và đã cộng cư với các tộc người nói tiếng Tày - Thái tại đây. Họ đã áp dụng mô hình kinh tế - xã hội lúa nước của người Tày “Thái trong quá trình khai phá đồng bằng sông Hồng và quá trình đó đã hình thành một cộng đồng mới: cư dân Việt - Mường, chủ nhân của ngôn ngữ Việt - Mường chung."
  • Trong tiến trình phát triển, tiếng Việt còn có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ ở Trung Quốc. Không kể sự tiếp xúc giữa người Lạc Việt và các bộ tộc Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử trở xuống, thời Tiền sử, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra trước và trong thời Bắc thuộc. Sự tiếp xúc này đã đem lại sự thay đổi cho tiếng Việt. Nhiều từ ngữ Hán được người Việt vay mượn, nhưng xu hướng Việt hóa là xu hướng mạnh nhất Người Việt đã vay mượn cách phát âm mà sau này các nhà nghiên cứu gọi là cách phát ốm Hán - Việt để đọc toàn bộ các chữ Hán. Sau đó trong cách sử dụng và ý nghĩa các từ Hán ấy lại được Việt hóa. Nhiều yếu tố của tiếng Hán đi vào tiếng Việt theo kiểu mở rộng hay thu hẹp nghĩa, hoặc được cấu tạo lại theo kiểu rút ngắn, đổi vị trí v.v....Tuy vậy, sự tiếp nhận các yếu tố của tiếng Hán không làm mất đi bản sắc của tiếng Việt, trái lại làm cho tiếng Việt giàu có hơn. Trãi qua một ngàn năm người phương Bắc cai trị, tiếng Việt của cư dân Việt vẫn tồn tại như một thành tố văn hóa đặc sắc, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa Việt.
  • Cuộc tiếp xúc lớn thứ hai là cuộc tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Pháp. Thực dân Pháp cưỡng bức đạt tiếng Pháp vào địa vị có ưu thế cho tiếng Pháp. Người Việt lại vay mượn những từ của tiếng Pháp, sao phỏng ngữ pháp của tiếng Pháp Tiếng Việt giai đoạn này vừa giữ bản sắc của mình vừa biến đổi nhanh chóng, chuẩn bị cho sự phát triển ở giai đoạn sau.
  • Từ năm 1945 đến nay, tiếng Việt được sử dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Nó có một vị thế xứng đáng, được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm tạo điều kiện cho phát triển cùng với ngôn ngữ của các dân tộc ít người ở Việt Nam.

Trên lát cắt đồng đại, các nhà khoa học đã thống nhất đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Tác giả Bùi Minh Toán trong chương 1 của cuốn sách Tiếng Việt, đã trình bày các đặc điểm sau đây của tiếng Việt:

  • Tính phân tiết và đặc điểm, vai trò của âm tiết.
  • Từ không biến đổi hình thái.
  • Các phương thức ngữ pháp chủ yếu là: trật tự từ, hư từ, ngữ điệu và láy

Các tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng trong cuốn Tiếng Việt thực hành lại trình hãy đặc điểm loại hình của tiếng Việt là:

  • "Ở tiếng Việt, dòng lời nói (nói ra hoặc viết ra) luôn luôn được phân cắt thành các âm tiết. Mỗi âm tiết được nói và viết tách bạch, với các đường ranh giới rõ ràng. Do đó, tiếng Việt là thứ tiếng phân tiết tính...
  • Ở tiếng Việt, từ không biến đổi hình thức âm thanh và cấu tạo khi tham gia vào cấu tạo câu ".
  • Các phương thức ngữ pháp của tiếng Việt là: trật tự từ, hư từ, ngữ điệu.

Về mặt chữ viết, cho đến nay, tiếng Việt đã trải qua một số hình thức chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Riêng thời sơ sử, ý kiến của các nhà khoa học về chữ viết thời kỉ này chưa nhất quán, chúng tôi chia thành hai loại: khẳng định có chủ viết và chưa thừa nhận thời kì này có chữ viết.

Trước hết là chữ Hán. Đây là một thứ chữ ngoại sinh, nhưng một thời chữ Hán được giai cấp thống trị sử dụng như một phương tiện chính thống.

Hình thức chữ viết thứ hai đã rõ trong đời sống người Việt là chữ Nôm. Đây là thứ chữ viết được tạo ra từ ý thức dân tộc, "chính trong thời Bắc thuộc, người Việt Nam đã có một thứ! vẫn tự khác chữ Hán, ghi âm các từ Việt Nam." Tuy nhiên, thời điểm ra đời của chữ Nôm và ai là người sáng tạo ra chữ Nôm còn là những câu hỏi đang đặt ra mà chưa được giới nghiên cứu trả lời thống nhất. Dù sao, đây là một sáng tạo của người Việt, "chữ Nôm đã dựa vào chữ Hán, từ là ghi âm bằng chữ Hán, muốn những tiếng Hán có âm và đồng âm, đồng nghĩa âm na ná. Nếu là những tiếng đặc biệt Việt Nam thì ghép hai từ Hán, hoặc hai về chữ Hán với nhau theo pháp hội ý, chuyển chú, giả tá, hài thanh v.v... hoặc hỗn hợp các phép đó với nhau.  Với một cơ chế sáng tạo như vậy, chữ Nôm có nhiều hạn chế: khó đọc, khó viết, đòi hỏi muốn sử dụng người, ta phải thạo chữ Hán. Tuy nhiên, chữ Nôm đã tồn tại và có nhiều đóng góp vào ngôn ngữ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Nhiều nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc đã dùng chữ Nôm để sáng tạo nhũng tác phẩm văn chương bất hủ như Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập, Nguyễn Du với Truyện Kiều, Nguyễn Đình Chiểu với Lục Vân Tiên v.v...

Hình thức chữ viết thứ ba xuất hiện trong đời sống của người Việt là chủ Quốc ngữ. Ban đầu, chữ Quốc ngữ là thứ chữ được các giáo sĩ phương Tây và Việt Nam dựa vào bộ chữ cái Latinh mà xây dựng một thứ chữ mới ghi âm tiếng Việt. Bài vậy, nguyên lai, chữ Quốc ngữ là thứ chữ được dùng trong nội bộ đạo Kitô người Pháp xâm lược và cai trị Việt Nam, đã đưa chữ Quốc ngữ ra đời sống xã hội. Một số nhà nho đương thời tỏ ra rất ác cảm với thứ chữ mà họ coi là chữ của quân tà đạo. Nhưng rồi, lại chỉnh các nhà nho yêu nước trong-phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục lại nhận ra ưu thế của chữ Quốc ngữ đã cổ vũ cho việc dùng chữ Quốc ngữ. Cách mạng tháng Tám thành công, chữ Quốc ngữ đã có địa vị chính thức trong đời sống mọi mặt của đất nước.

Tuy thế, chữ Quốc ngữ còn một số hạn chế như: cùng một văn nhưng nhiều khi được viết bằng nhiều con chữ khác nhau, dùng nhiều dấu phụ nên chữ viết rườm rà, khi in và dùng nhiều con chữ khác nhau để ghi một âm v.v... Đây là những vấn đề đặt ra đòi hỏi các nhà khoa học phải có trách nhiệm nghiên cứu để đẩy mạnh tác dụng quan trọng của nó trong đời sống xã hội.

Là một thành tố của văn hóa, tiếng Việt quan hệ mật thiết với các thành tố khác. Mang đặc điểm của ngôn ngữ là gắn bó với tư duy như "hai mặt của một tờ giấy" (F.De Saussure), tiếng Việt sẽ mang một đặc điểm của ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa. "Từ chiều sâu của một hoạt động không tách rời với sức sống của tư duy, ngôn ngữ được coi là một phương tiện duy nhất có khả năng giải mã cho tất cả các loại hình nghệ thuật gắn với phạm trù văn hóa. Chính cũng từ cơ sở của tiêm năng này, ngôn ngữ có khả năng tạo thành những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ rất tổng hợp, phản ánh một cách tương đối tập trung tiến trình phát triển bộ mặt văn hóa của cộng đồng."

Mặt khác, trong sự phát triển của văn hóa, ngôn ngữ bao giờ cũng là một công cụ, một phương tiện có tác động nhạy cảm nhất. Lịch sử phát triển của tiếng Việt đã có nhiễu minh chứng cho vấn đề này.

2. Tôn giáo

Tùy theo từng góc tiếp cận mà người ta có thể định nghĩa tôn giáo khác nhau. Tồn tại như một thực thể khách quan của lịch sử, tôn giáo là do con người sáng tạo ra như định nghĩa của L.Phơbách trong cuốn sách sự ra đời của Kitô giáo từ thế kỉ XVIII: "Con người tư duy thế nào, được sắp đạt thế nào thì Chúa của họ cũng là thế kỉ thức vẽ Chúa là ý thức mà con người rút ra từ bản thân nó". Quan niệm này của L.Phơbách được Các Mác thời trẻ rất ưa thích và ông đã làm rõ thêm bằng quan niệm: "Sự khổ ải tôn giáo vừa là sự biểu hiện sự khổ ải hiện thực, lại vừa là sự phản kháng lại sự khổ ải hiện thực đó. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân"của mình.

Như vậy, trong mỗi tôn giáo, bao giờ cũng có hai yếu tố: cái trần tục và cái thiêng liêng, hay nói như Max Weber: tôn giáo là một dạng của hoạt động cộng đồng gắn với cái siêu nhiên. Với hai yếu tố này, vai trò của tôn giáo trong xã hội qua các thời kì lịch sử khác nhau có khác nhau. Thái độ đối xử của các giai cấp thống trị xã hội khác nhau với tôn giáo cũng khác nhau, Dù vậy "một thực tế cho thấy, cho dù là quan niệm, thái độ, nội dung về tôn giáo luôn thay đổi vã dù cô thay đổi bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn là một thực thể khách quan của lịch sử, sinh ra cùng với xã hội loài người, do con người sáng tạo ra, rồi con người lại bị chi phối bởi nó. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài.”Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH viết: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do, tín ngưỡng, đồng thời, chống việc lợi dụng tín ngưỡng làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân". Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1992, điều 70 viết: "Công dân Việt Nam có quyền tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước".

Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo không chỉ có quan hệ mật thiết mà còn có tác động mạnh mẽ đem các thành tố khác của văn hóa ở Việt Nam, qua trường kì lịch sử từng tồn tại các tôn giáo có tính phổ quát như Nho giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và Đạo giáo, nhưng lại có những tôn giáo chỉ có tính chất địa phương như Cao Đài, Hòa Hảo.

2.1. Nho giáo.

Còn gọi là đạo Nho (phương ngữ Nam Bộ gọi là đạo Nhu) hay Khổng giáo. Về chữ Nho, ông Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển giải thích: "Nguyên nghĩa chữ Nho to lớn lắm, một bên chữ nhân là người, một bên chữ nho là cần, nghĩa là các người trong đời cần phải có... Ngày nay, chữ Nho nghĩa là người học giả có, đủ tri thức...".

Nho giáo gắn liền với tên tuổi của những người sáng lập là Khổng Tử và các nhân vật kế tục như Mạnh Tử, Tuân Tử, Đồng Trọng Thư, Tư Mã Thiên, Trình Hạo, Trình Di v.v...

Khổng Tử (551 - 479 trước công nguyên):

Ông tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ (nay thuộc Duyên Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày nay) Ông làm quan với nước Lồ được ba năm và mười ba năm đi chu du các nước, phần lớn cuộc đời Khổng Tử dành cho sự nghiệp dạy học. Người ta truyền rằng học trò của Khổng Từ có 3000 người, trong số ấy có 72 người được coi là  người hiền (thất thập nhị hiển). Cùng với việc dạy học Khổng Tử còn chỉnh lí các sách: Thi, Thư, Lễ, Dịch vã Xuân Thu. Sau khi ông qua đời, học trò của ông ghi chép lại những lời nói và việc làm của ông cùng các môn đệ thành một tập sách gọi là Luận ngữ.

Mạnh Tử (372 - 289 trước công nguyên):

  • Ông tên là Kha, người đất Châu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ông là học trò của Tử Tư (tức Khổng Cấp, cháu đích tôn của Khổng Tử). Ông muốn học để ra làm quan nhưng không được toại nguyện. Khi về già, cùng một số môn đệ thân tín, ông mở trường dạy học. Tất cả những cuộc đối thoại của ông và một số vua các nước chư hầu, các học trò gắn bó mật thiết được ghi lại thành sách gọi chung là Mạnh Tử.
  • Khi nhìn Nho giáo cần thấy từ Khổng Tử đến các nhân vật kế tục và mãi cho đến sau này, Nho giáo đã thay đổi khá nhiều. Với Khổng Tử, ông rất quan tâm đến đạo đức, chủ trương dùng đạo đức để giữ cho xã hội bình an. Khổng Tử để cập đến nhiều mặt như lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, nhưng nhiều hơn cả là chữ nhân. Trong Luận ngữ có 60 lần Khổng Tử đề cập đến chữ nhân nhưng không có khi nào giống nhau, mỗi lần, ông giải thích nội dung chữ nhân một cách khác nhau. Khía cạnh thể hiện tập trung nhất của chữ nhân theo Khổng Tử là lòng thương người (ái nhân): điều mình không muốn thì không làm cho người khác; mình muốn lập thân thì cũng giúp cho người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp cho người khác thành đạt.
  • Trong quan niệm về thế giới, Khổng Tử có những mâu thuẫn nhất định. Thái độ của ông về trời, đất, quỷ thần không nhất quán. Khi thì ông cho rằng trôi đất không chi phối gì con người, khi thì ông cho ngược lại. Đáng lưu ý, ông cho rằng trời là lực lượng có thể chi phối con người Theo ông "người quân tử phải sợ mệnh trời". Nói khác đi, ông là nhã tư tưởng thuộc phái duy tâm khách quan.
  • Từ quan niệm về thế giới đến quan niệm về đạo đức, Khổng Tử chú trương "Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng, quy phục.. Trong việc chọn người cai trị dân, Khổng Tử chủ trương chính danh.
  • Tư tưởng của Khổng Tử được Mạnh Tử kế thừa. Mạnh Tử có một lòng tin ở mệnh trời. Về đạo đức, Mạnh Tử đề cập đến tính thiện, một yếu tố mà ông cho là có sớm trong con người khi sinh ra. Các khái niệm nhân, nghĩa, lễ, trí là sự thể hiện của tính thiện này. Về đường lối chính trị, Mạnh Tử tiếp nối chủ trương nhãn chỉnh của Khổng Tử, nhưng ông không chủ trương khôi phục trật tự xã hội thời Tây Chu mà chủ trương thống nhất. Đáng lưu ý trong quan niệm chính trị của ông là thái độ trọng dân. Ông nói: Dân là quý, thứ đến là đất nước, vua thì coi thường. (Nguyên văn: Dân vi quý, xã tác thứ chi, quân vi khinh).
  • Các học giả đời sau đã kế tục và phát triển tư tưởng của các ông. Nhận xét của các tác giả bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam là đúng khi cho rằng: "Trải qua 25 thế kỉ phát triển, Nho giáo về sau đã khác nhiều so với lúc nó mới xuất hiện. Nhưng nó vẫn có một số nét chung. Trước hết đó không phải là một tôn giáo, càng không phải là một học thuyết triết học mà là một học thuyết chính trị - đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc.
  • Ở Trung Quốc, phải đến nhà Tiên Hán, Nho giáo mới có bước ngoặt phát triển, trở thành tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến.
  • Ở Việt Nam, Nho giáo được truyền bá vào Giao Châu (tức phần đất Bắc Bộ hiện nay), từ rất sớm bởi những người Trung Quốc mà phần lớn là quan lại của chính quyền đô hộ, cho nên thái độ tiếp nhận của người Việt rất dè dặt. Vì thế, vị trí của Nho giáo trong xã hội vẫn rất khiêm tốn.
  • Mặt khác, suốt thời Bắc thuộc, Nho giáo phát triển giữa hai xu hướng tâm lí xã hội, người Hán thì muốn Hán hóa Giao Châu mà người Việt thì chống lại việc Hán hóa. Sau thời Bắc thuộc, dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Nho giáo cũng chưa phát triển. Đến nhà Lý, dù vương triều này trọng dụng Phật giáo nhưng khi quản lí xã hội, giai cấp cầm quyền lại dựa vào Nho giáo. Chính nhà Lý lập Quốc Tử Giám, Văn Miếu, tổ chức thi cử theo nội dung Nho học. Tuy nhiên, nho sĩ chưa thành một lực lượng xã hội lớn. Dưới thời nhà Trần, Phật giáo càng tỏ rõ sự bất lực của mình, tầng lớp nho sĩ đông hơn khiến Nho giáo càng phát triển, có vị thế trong xã hội. Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh, để bổ sung vào tầng lớp quan lại, nhà Lê tìm đến biện pháp quân công và thi cử. Từ năm 1442 trở đi, chế độ khoa cử ổn định, nho sĩ ngày càng đông lên trong xã hội. Nho giáo dần chiếm địa vị độc tôn, chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thế kỉ XVT-XVII, Nho giáo vẫn là công cụ để giai cấp thống trị xây dựng chính quyền và quản lí trật tự xã hội.
  • Thế kỉ XVIII, Nho giáo bị suy thoái. Đến thời nhà Nguyễn Gia Long, Nho giáo lại có địa vị ưu thế trong đời sống xã hội. Sự tồn tại của Nho giáo bị rạn vỡ khi tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp nổ ở Việt Nam, nhưng việc chấm dứt vai trò là chỗ dựa tư tưởng của vương triều phong kiến của Nho giáo phải đợi đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • Là một thành tố của văn hóa Việt Nam, Nho giáo có một ảnh hưởng rất lớn đối với diện mạo cũng như nội dung các thành tố văn hóa khác. Với tư cách là một học thuyết chính trị, đạo đức, Nho giáo có vai trò như một tố chất trong nho sỉ. Tâm tư, tình cảm, tư tưởng và lối sống của nhà nho Việt Nam chịu ánh hưởng của Nho giáo là lẽ đương nhiên. Vốn dĩ là thành viên của những cộng đồng làng xã, nhà nho sống ở thôn quê, họ là một kiểu nhân vật văn hóa, vừa truyền bá những khía cạnh tư tưởng, đạo đức Nho giáo một cách chủ định và không chủ định thông qua việc dạy học và giao tiếp ở làng xã, vừa dáng tạo, lưu giữ văn hóa. Con đường đến với quảng đại người nông dân trong làng xã của Nho giáo, qua tầng lớp nho sĩ, quả có hiệu lực.
  • Đáng lưu ý nhất là tầng lớp trí thức trong xã hội từ thế kỉ XV trở về sau, chính là các nhà nho. Do vậy, sáng tạo văn hóa của họ chứa tư tưởng Khổng Mạnh là lẽ tự nhiên. Từ Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông, từ Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Lê Quý Đôn v.v...., trước tác của những nhân vật văn hóa tiêu biểu của đất nước, thể hiện tư tưởng Nho giáo là điều không tránh khỏi. Suốt trong quá trình lịch sử phát triển ở Việt Nam, Nho giáo có "độ khúc, xạ" - chủ dùng của PGS. Phan Ngọc - do những điều kiện xã hội, lịch sử và con người Việt Nam có khác với những điều kiện này ở Trung Hoa. Do vậy, Nho giáo ở Việt Nam có những nét khác biệt với Nho giáo ở Trung Quốc. Những khái niệm nhân, nghĩa, lễ, tri, tín của nhà nho Việt Nam khác với chính các khái niệm ấy ở nhà nho Trung Quốc. Chữ dân của Mạnh Tử cũng khác với chữ dân của các nhà nho Việt Nam mà tiêu biểu là Nguyễn Trãi: "Ta gặp trong thực tế một thứ Nho giáo không thuần nhất, đã luôn luôn dung hợp với tư tưởng Âm Dương, Phật, Đạo, lại kết hợp với tín ngưỡng, tập quán, tư tưởng địa phương nên khi tác động đến từng mặt của đời sống ở Việt Nam thì sắc thái Nho giáo của nó không nguyên vẹn mà đậm nhạt khác nhau."

2.2. Phật giáo

Người sáng lập Phật giáo là Siddhartha Gautama. Ông sinh năm 563 trước công nguyên tại Kapilavastu, là hoàng tử của nhà vua Satđôđana, nước Capilavatu ngày nay là vùng đất bao gồm một phần miền Nam nước Nêpan và một phần các bang Utta Prađesơ và Biha của Ấn Độ). Năm 29 tuổi, Siddhartha bỏ cung điện, bỏ cuộc sống giàu sang và gia đình để đi tìm cho mình một con đường giải thoát. Năm 35 tuổi, Siddhartha nghĩ ra được một cách giải thoát. Từ đó, ông được gọi là Buddha (Butđa) nghĩa là giác ngộ, mà ta quen gọi là Phật (hay là Bụt). Về sau các đệ tử tôn xưng ông là Sakia Muni (Thích ca Mâu ni). Quãng đời còn lại, Phật đi các nơi để truyền bá học thuyết của mình. Năm 80 tuổi, Phật qua đời.

Học thuyết Phật giáo là chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ. Chân lí ấy được thể hiện trong Tứ diệu đế:

  • Khổ đế
  • Tập đế
  • Diệt đế
  • Đạo đế

Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết thập nhị nhân duyên. Nhân là nguyên nhân gây ra sự vật. Duyên là những mối quan hệ, những điều kiện, những ảnh hưởng chung quanh giúp cho nhân phát khởi vện hành, Đạo Phật khái quát lại thành 12 nhân duyên. Đó là một chuỗi liên tục các nguyên nhân giam hãm con người trong vòng sinh tử luân hồi.

Như vậy, đặc điểm nổi bật của Phật giáo nguyên thủy là không chấp nhận thần linh, chủ trương vô thần nhưng là duy tâm chủ quan.

Sau khi Phật tổ qua đời, Đại hội Phật giáo lần thứ nhất được triệu tập vào thế kỉ V trước công nguyên. Kinh điển của Phật giáo đã được biên soạn bao gồm hai nội dung chính là Pháp và Luật. Pháp là những lời thuyết giáo của Phật được chép lại theo kí ức các đệ tử. Luật là quy chế do Đại hội thảo ra. Một trăm năm sau, Đại hội lần thứ II được triệu tập. Số đông tín đồ đòi chữa lại Luật, họ bị Đại hội trục xuất nên đã thành lập một phái riêng là phái Đại chúng bộ. Chính phái này là tiền thân của phái Đại sau này. Đến thế kỉ III trước công nguyên. Đại hội lớn thứ III được triệu tập, để chấn chỉnh tổ chức và giáo lí của mình. Thời kì này là thời kì phát triển nhất của đạo Phật ở Ấn Độ. Đến thế kỉ I sau công nguyên, Đại hội Phật giáo-lần thứ IV được triệu tập. Đại hội này đã thông qua giáo lí của Phật giáo cải cách và được gọi  là phái.

Đại thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ là phái Tiểu thừa. Sự khác nhau giữa hai phái được biểu hiện ở mấy mặt sau:

  • Thứ nhất, phái Tiểu thừa cho rằng những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt nhưng phái Đại thừa lại cho rằng không chỉ có người tu hành mà cả những người quy y theo Phật cũng được cứu vớt và ai cũng có thể thành Phật.
  • Thứ hai, phái Tiểu thừa quan niệm Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh, gắn với sự giác ngộ, tức là hư vô, trong khi đó phá Đại thừa quan niệm Niết bàn cũng như Thiên đường, cũng là nơi cực lạc và đối lập với thiên đường là địa ngục, Đạo Phật được truyền sang châu Á bằng hai đường:
    • Đường bộ từ phía Đông Ấn Độ lên phía Tây Bắc Ấn Độ vào Trung Á rồi vòng sang phía Đông ra Đông Á.
    • Đường biển đến Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Trong những di tích liên quan đến nền văn hóa Óc Eo, người ta đã thấy sự hiện diện cửa cả hai tôn giáo: Ấn Độ giáo và Phật giáo cùng tồn tại Champa, Phật giáo được định vị với ngôi chùa ở Đông Dương (năm 875) thờ Laksmindralokeevara.

Ở Giao Châu, vào thế kỉ II đã có các sư tăng người Ấn Độ như Khương Cư và Trung Quốc như Ma Ha Ki Vực, Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Tử vào truyền đạo. Năm 580, thiền sư Tỳniđalưuchi lập Thiền phái đầu tiên. Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông lập thiền phái thứ hai. Luy Lâu là một trung tâm Phật giáo lớn vào những thế kỉ đầu công nguyên. Nhiều cao tăng Trung Quốc trên đường sang Ấn Độ cấu kinh học đạo đều dừng lại ở Luy Lâu để học chữ Phạn và tiếp xúc với tăng sĩ Ấn Độ có mặt tại đó. Vào thế kỉ X ở Đại Việt, thiên sư Ngô Chân Lưu được phong Khuông Việt đại sư. Trong Phật giáo thời này đã xuất hiện những yếu tố Mật tông ở Hoa Lư. Trong thời Lý và thời Trần, Phật giáo hưng thịnh với các dòng Thiền Tỳniđalưuchi và Vô Ngôn Thông, đồng thời có một phái mới đó là dòng Thiền do thiền sư Thảo Đường lập ra và phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông lập ra. Sau một thời kì dài bị Nho giáo lấn át, từ giữa thế kỉ XVII, thiên phái Trúc Lâm được phục hưng ở Đàng Ngoài, thiền phái Lâm Tế và Tào Động phát triển ở Đàng Trong. Dưới triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng (1820-1840), vua Thiệu Trị (1841-1847), Phật giáo được hưng khởi sau một thời kì bị buông rơi.

Trên lát cắt đồng đại, Phật giáo ở Việt Nam tồn tại cả hai phái: Đại thừa và Tiểu thừa. Với người Khơme Nam Bộ, Phật giáo ở đây là phái Tiểu thừa. Trong khi đó, với người Việt, Phật giáo lại là phái Đại thừa.

Là một tôn giáo có ảnh hưởng rất mạnh đến xã hội Việt Nam, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, một thành tố văn hóa có ảnh hưởng đậm nét đến các thành tố khác của văn hóa Việt Nam.

2.3. Đạo giáo

Cần phân biệt giữa Đạo giáo triết học và Đạo giáo tôn giáo. Là một học thuyết, Đạo giáo triết học (Đạo gia) tập trung vào hai khái niệm Đạo (tức là con đường) và vô vi (tức không hành động). Trong khi đó, các phái khác nhau của Đạo giáo tôn giáo đều đi tìm sự trường sinh bất tử.

Lào Tử:

Ông tên là Lý Nhĩ, theo Tư Mã Thiên trong Sử ký, Lào Tử người nước Sở, còn có tên là Đam. Cũng chính Tư Mã Thiên cho ràng Lào Tử từng làm thủ thư trong triều đình nhà Chu. Sau khi từ bỏ chức vụ trong triều, theo truyền thuyết Lào Tử đi sang phía Tây, tại đèo Tiên Cô theo yêu cầu của Doãn Hỉ, ngài soạn 5000 chữ của Đạo Đức kinh các nhà khoa học sau này đã nghiên cứu và đi tới kết luận rằng tác phẩm này không thể được soạn trước thế kỉ IV hay III trước công nguyên. Tác phẩm này của Lao Tử gồm 81 chương: 37 chương đấu là sách về Đạo, 4-1 chương sau là sách về đức, sự phân chia này là do chương 1 bàn về đạo, chương 38 bàn về Đức. Trong Đạo giáo, nhân vật Lào Tử đã được nâng lên hàng thần linh và được tôn kính như Thái Thượng lào quân hay Đạo đức Thiên tôn.

Trang Tủ

Ông là một nhà hiền triết, sinh khoảng năm 309 mất năm 286 trước công nguyên. Người ta chỉ biết ông là người gốc là Hà Nam tác giả cuốn sách nhan để Trang Tử (còn gọi là Nam hoa chân kinh). Tác phẩm này có ba mươi ba thiên, trong đó bảy thiên đâu gọi là nội thiên, do Trang Tử soạn, mười làm thiên kế tiếp là ngoại thiên, mười một thiên còn lại là tạp thiên có lẽ là tác phẩm của các môn đệ.

Đạo giáo có hai nhánh lớn: Truyền chân đạo và Thành nhất đạo. Người ta cho rằng Truyền chân đạo là do Vương Thuấn Dương sáng lập Trong Truyền chân đạo có sự tổng hợp của ba tôn giáo từng tồn tại ở Trung Quốc: Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

Trong khi đó, Thành nhất đạo có nguồn gốc từ Ngũ đấu mễ đạo do Trương Đạo Lăng sáng lập từ năm 126 đến 144 đời Đông Hán. Phái này tồn tại ở Trung Quốc cho đến thế kỉ XV. Về sau, đạo này được sát nhập vào Thành nhất đạo. Khác với Truyền chân đạo, nghi thức của phái này để cao vị thế của các phép phù thủy, niệm chú và các phương thuật.

Ở Việt Nam, ảnh hưởng của Đạo giáo triết học chủ yếu diễn ra trong tầng lớp nho sĩ nhưng ảnh hưởng của Đạo giáo thì không đậm nét. Sự đan xen giữa Đạo giáo phù thủy và các tín ngưỡng dân gian là phức tạp. Thời Bắc thuộc, theo các tác giả Lịch sử tư tưởng Việt Nam: "Người Việt Nam lúc bấy giờ thì vẫn chịu ảnh hưởng của Đạo giáo phù thủy vì nó phù hợp với tín ngưỡng dân gian và nó bổ sung những tín điều cần thiết mà tín ngưỡng dân gian không có, vì đó là con đường hi vọng để khắc phục những khổ đau xã hội và bệnh tật của con người đương thời, trong hi vọng đó chỉ có tác dụng an ủi. Tin theo Đạo giáo thần tiên vì người Việt vốn có tinh thần lãng mạn muốn có cuộc đời dài lâu, muốn có cuộc sống tốt đẹp".

Vì thế, ảnh hưởng Đạo gia và Đạo giáo trong văn hóa Việt Nam không phải là nhỏ, nhất là các tín ngưỡng dân gian.

2.4. Kitô giáo

Là tên gọi chung của các tôn giáo cùng thờ chúa Giêsu, bao gồm đạo Công giáo (với nghĩa là phổ quát); đạo Chính thống được tách ra từ thế kỉ XI, đạo Tin lành, tách ra từ đạo Công giáo ở thế kỉ XVI và Anh giáo (chỉ có ở nước Anh và các thuộc địa của Anh), ở Việt Nam đạo Công giáo còn gọi là Thiên chúa giáo. Ra đời ở các tỉnh phía Đông của đế quốc La Mã cổ đại nguồn gốc của Kitô giáo như F.Ăngghen đã nhận xét: "Nguồn gốc của Kitô giáo nguyên thủy là cuộc vận động của những người bị áp bức; đạo đó xuất hiện trước hết như một thứ tôn giáo của người nô lệ và bán tự do, của những người nghèo khổ và những người bị tước hết mọi quyền lợi, các dân tộc bị Rôma đô hộ hay làm tan tác”. Sự phát triển của đạo Kitô trong lịch sử nhân loại lúc thăng, lúc trầm và đến hiện nay, Kitô giáo là tôn giáo có mặt ở hầu khắp các nước của các châu lục, chứ không riêng gì ở châu Âu.

Giáo lí của Kitô giáo là Kinh thánh gồm hai bộ Cựu ước và Tân ước. Bộ Cựu ước gồm 46 quyển, có thể chia làm 3 loại: loại sách lịch sử, loại sách văn thơ, loại sách tiên tri. Bộ Tân ước gồm 17 quyển kể về cuộc đời và sự nghiệp của chúa Giêsu, hoạt động của các thánh tông đồ, có thể chia thành 4 loại: sách tin mừng, sách công cụ sứ đổ, sách Thánh thư, sách Khải huyền.

Quan niệm về thế giới của Kitô giáo là niềm tin vào Thiên chúa và sự màu nhiệm của Thiên chúa ổn định. Vì thế, con người là do Thiên chúa sáng tạo, có nghĩa vụ thờ phụng chúa và tiếp tục công việc của chúa ở trái đất này. Tổ chức của Kitô giáo được chia thành: giáo xứ, giáo phận, giáo hội quốc gia và giáo triều Vatican, quyền lực tối cao và tuyệt đối thuộc về giáo hoàng. Giáo hoàng có thể triệu tập các dòng tu và một số tu sĩ cao cấp. Lịch sử giáo hội Công giáo đã trải qua 21 lần họp đại hội kiểu này mà người ta gọi là công đồng chung. Từ tháng 10-1962 đến tháng 12-1965, cộng đồng thứ 21 được họp tại Vatican, nên còn gọi là Cộng đồng Vatican II. Ở Việt Nam những thập niên đầu của thế kỉ XVI, các giáo sĩ ở phương Tây đã đến truyền đạo. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "Năm Nguyên Hòa, đời vua Lê Trung Tôn - nôm 1533, có một người Tây lương tên là lnêkhu theo đường biển lớn vào giảng đạo Giatô ở các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định. Những năm sau đó, người tích cực làm công việc truyền đạo Kitô giáo vào Việt Nam là Alêcxanđrơ đờ Rốt. Năm 1644, Hội Thừa sai truyền giáo Pari chính thức ra đời và được giáo hoàng trao quyền truyền đạo từ Việt Nam, Trung Quốc xuống Đông Nam Á. Cùng với việc truyền đạo, khá đông các giáo sĩ của Hội thừa sai truyền giáo Pari có những hoạt động thiếu trong sáng, nhằm phục vụ cho âm mưu xâm lược của người Pháp. Vì thế, các triều vua phong kiến, nhất là Nguyễn Gia Long đã ra các lệnh cấm đạo, Lịch sử du nhập Kitô giáo vào Việt Nam, vì thế, không bình thường như các tôn giáo khác, khi du nhập vào Việt Nam. Sau khi người Pháp chiếm được nước ta, các nhà truyền đạo Kitô giáo đã được tự do truyền đạo ở Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhà nước của nhân dân ra đời. Sự phát triển của Kitô giáo nằm trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

Ảnh hưởng của Kitô giáo với văn hóa Việt Nam, phái nhìn nhận ở khía cạnh chữ Quốc ngữ. Để truyền đạo cho người Việt, các giáo sĩ đã dùng bộ chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt - thứ chữ ấy về sau được gọi là chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ quả là công sức tập thể của nhiều giáo sĩ phương Tây và những người Việt Nam theo đạo này. Lúc đầu, người dân Việt Nam phản ứng không dùng chữ này, vế sau các, trí thức đã hiểu được cái lợi của chữ Quốc ngữ trong việc nâng cao dân trí đã ra sức cổ động cho việc dùng chữ Quốc ngữ. Từ chỗ là chữ lưu hành trong nội bộ đạo Kitô, chữ Quốc ngữ đã là chữ viết được cả dân tộc sử dụng.

3. Tín ngưỡng

Ở Việt Nam có những hiện tượng xã hội - văn hóa thực ra nếu xét theo các tiêu chí của tôn giáo thì chúng không đáp ứng đầy đủ, nhưng không thể bỏ qua. Có nhà nghiên cứu không thừa nhận thuật ngữ này mà gọi là các tôn giáo nguyên thuỷ, hay các tôn giáo sơ khai. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng chi có tính chất tương đối.

Giải thích từ tín ngưỡng, GS. Đào Duy Anh viết là: "Lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa". Trong khi đó, giải thích từ tôn giáo, ông lại viết: "Một thứ tổ chức lấy thần đạo làm trung tâm mã lập nên giới ước để khiến người ta tín ngưỡng."

Trong đời sống ngôn ngữ, xã hội, cả hai thuật ngữ tôn giáo, tín ngưỡng đều tồn tại. Sự phân biệt giữa hai thuật ngữ chủ yếu ở mức độ niềm tin và cơ cấu tổ chức của hai hiện tượng xã hội. Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hóa một nhân vật được gửi gắm vào niềm tin tưởng của con người.

Quá trình ấy có thể là quá trình huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật phụng thờ. Mặt khác, giữa các tín ngưỡng để có những đan xen và trong từng tín ngương đều có nhiều lớp văn hóa lắng đọng.

3.1. Tín ngưỡng phồn thực

Thực chất của tín ngưỡng phồn thực là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nô của con người và tạo vật, lấy các biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng. Tín ngưỡng này có mặt rất sớm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ đại nhưng có sự biến thiên khác nhau giữa các vùng, do sự ảnh hưởng của văn hóa Hán nhiều hay ít.

Với người Việt, dấu vết của tín ngưỡng phồn thực còn lại cho chúng ta thấy nó từng có mặt từ nơi xa xưa. Tượng linga, yoni bằng đất nung tìm thấy ở di tích Mả Đông (Hà Tây), tượng người bằng đá có linga to quá cỡ ở Văn Điển, tượng nam nữ giao hợp trên nắp thạp đồng Đào Thịnh v.v..., chính là bằng chứng cho thấy sự gắn bó của tín ngưỡng này từ thời xa xưa với cư dân nơi đây.

Sau này, một số vương triều, do ảnh hưởng của văn hóa Hán đã đàn áp các dâm từ và dâm thần. Tuy nhiên, tín ngưỡng này chỉ tự giải thể mà không hề mất đi, nó hội nhập và đan xen với các loại hình văn hóa nghệ thuật khác.

Trong nghệ thuật, tranh dân gian Đông Hồ có hai bức tranh phảng phất hình bóng của tín ngưỡng này. Đó là bức tranh Hứng dừa và Đánh ghen. Điêu khắc đình làng của một số ngôi đình như đình Đông Viên (Ba Vì, Hà Tây), đình Phùng (Đan Phượng, Hà Tây), đình Thổ Tang (Phú Thọ), đình Đệ Tứ (Nam Định) còn khác chạm hình nam nữ đùa giỡn nhau khi tắm ở hồ sen, hay đùa giỡn nhau với cơ thể trần, đầy gợi cảm.

Trong văn học dân gian, số lượng câu đố mà người ta cho là đố thanh giảng tục, đố tục giảng thanh chính là lưu thanh sót lại của tín ngưỡng phồn thực thời xa xưa. Trong văn học thành văn, từ Nguyễn Du đến Hồ Xuân Hương đã có những tác phẩm tràn đầy tinh thần nhân văn, khi vẽ lên những dáng vẻ đẹp đẽ, khoẻ mạnh của cơ thể con người.

Đáng lưu ý là sự tồn tại của tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội cổ truyền. Nhân vật phụng thờ của lễ hội cổ truyền một số làng quê chính là các biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực như ông thánh Bôn mà một số làng quê ở Thanh Hóa thờ phụng, như Phật Thạch Quang theo truyền thuyết là con Man nương và nhà sư Khâu đà la gửi vào cây dâu, cũng là một linga hằng đá. Tín ngưỡng phồn thực tồn tại đậm đặc nhất là ở các trò diễn, trò chơi của một số lễ hội cổ truyền. Có thể kể đến những trò diễn gợi bóng phảng phất tín ngưỡng này như trò chen của lễ hội làng Nga Hoàng (nay thuộc Bác Giang), trò tắt đèn đêm giã La (Hà Tây), những trò diễn mô phỏng lại hành vi giao phối bàng các biểu tượng như trò múa mo ở Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Tây), trò múa gà phủ, múa tùng dí, trò bắt chạch trong chum ở làng Văn Trưng (Vĩnh Phúc) hoặc trong các lễ hội vùng Phong Châu (Phú Thọ).

Qua biến thiên lịch sử, dâu bể cuộc đời, tín ngưỡng phồn thực đã trở thành một thứ trầm tích văn hóa trong văn hóa Việt Nam,

3.2. Tín ngưỡng thờ thành hoàng

Là một từ Hán, thành hoàng có nghĩa gốc ban đầu là hào bao quanh thành; nếu hào có nước sẽ gọi là trì (thành trì). Thành hoàng làng là vị thần bảo trợ một thành quách cụ thể. Tục thờ vị thần bảo trợ thành quách - tức thân thành hoàng đã có ở Trung Quốc từ xưa, nói như Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục là có từ thời Tam Quốc. Dấu tích của việc thờ cúng này ờ Trung Quốc người ta hay nhớ tới sự kiện năm 550 Mộ Dung Nghiễm thờ thần thành hoàng. Ở Việt Nam, thời Bắc thuộc, Lý Nguyên Gia sau đó là Cao Biển đã coi thần sông Tô Lịch làm thôn thành hoàng thành Đại La. Ở kỉ nguyên độc lập, các vương triều như Lý, Trần, Lê vẫn duy trì tục thờ thần thành hoàng của thành Thăng Long. Nhà Nguyễn cho xây các miếu thờ thành hoàng ở các tỉnh và lập bài vị thờ thần thành hoàng các tỉnh trong miếu thờ thành hoàng là kinh đô Huế.

Trong khi đó, thành hoàng được phụng thờ ở các làng quê lại là một dòng chảy khác của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng- với người dân ở cộng đồng làng xã, vị thần thành hoàng làng được coi như một vị thánh. Mỗi làng quê có một vị thánh của mình: trống làng nào làng ấy đánh, thành làng nào làng ấy thờ. Với các vương triều, vị thành hoàng làng được xem như một "viên chức" thay mặt triều đình, nhà vua coi sóc, chăm nom một làng quê cụ thể, bởi "viên chức" này do nhà vua đưa về các làng quê bằng một quyết định cụ thể: sắc phong (còn gọi là sắc thần). Các vương triều khác nhau sẽ có các sắc phong thần khác nhau. Một vị thành hoàng có thể có nhiều sắc phong khác nhau của các triều đại khác nhau. Ngay một triều đại cũng có thể phong sắc nhiều lần cho một vị thần, nhưng số mì tự thì lần sau bao giờ cũng gia tăng hơn lần trước.

Trong các thành hoàng được thờ phụng, có rất nhiều các nhân vật lịch sử - văn hóa. Có các vương triều hoặc người dân ở các làng quê đều đưa những nhân vật lịch sử - văn hóa vào làm thành hoàng làng. Nói cách khác, các nhân vật lịch sử - văn hóa của dân tộc có sự hóa thân vào các thành hoàng làng.

Thành hoàng làng ở các làng quê được thờ phụng trong đình làng và nghề (hay miếu tùy cách gọi của từng địa phương) như Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục đã ghi: đình là nơi thờ vọng, miếu là nơi quỷ thần bằng y. Thành hoàng của người Việt ở Nam Bộ chỉ có một thiết chế thờ phụng mà không có nghề (hay miếu).

Thành hoàng là nhân vật trung tâm của một sinh hoạt văn hóa mà dân các làng quê cũng như các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian gọi là lễ hội. Đó là ngày tưởng niệm vị thánh của làng. Nói cách khác, thành hoàng như một thanh nam châm hút tất cả các sinh hoạt văn hóa ở các làng quê để trình diễn trong một ngày hay vài ngày tùy theo diễn trình ngày hội. Đối với người dân, thành hoàng là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc đời đầy sóng gió.

3.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu

Chế độ mẫu hệ còn để lại ảnh hưởng khá đậm trong đời sống xã hội của cư dân Việt Nam. Vì thế, người Việt có truyền thống thờ nữ thần, một đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng cư dân nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt có sức mạnh đến nỗi khi Phật giáo vào Giao Châu đã phải chấp nhận đan xen với nó. Huyền thoại về Man nương và nhà sư Khâu đà la là chứng tích cho việc đan xen này. Bốn ngôi chùa quanh vùng Dâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) thờ các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Diện. Nói cách khác, đó là bốn hiện tượng tự nhiên được nhân cách hóa thành thần linh và có sự tích hợp với Phật giáo để phát triển và tồn tại.

Điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu là một hệ thống có lớp lang tương đối nhất quán gồm:

  • Ngọc hoàng
  • Tam tòa thánh mẫu
  • Ngũ vị vương quan
  • Tứ vị chầu bà
  • Ngũ vị hoàng tử
  • Thập nhị cô nương
  • Thập nhị vương cậu
  • Quan ngũ hổ
  • Ông Lốt (rắn).

Hệ thống điện thần ấy gồm các nhiên thần và nhân thần, trong đó có khá nhiều các nhân vật lịch sử - văn hóa của dân tộc. Đáng chứ ý là nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc này đã được hội nhập vào tín ngưỡng thờ Mẫu, trở thành vua cha như một câu ngạn ngữ: tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ Mẹ.

Các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể. Gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các huyền thoại, thần tích, các bài văn chầu, các truyện thơ nôm, các bài giáng bút, các câu đối, đại tự. Bên cạnh đó, nói đến tín ngưỡng thờ mẫu còn phải nói đến các hình thái diễn xướng như âm nhạc, hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng và lên đồng.

Khi nhìn nhận tín ngưỡng thờ Mẫu, không thể không chú ý đến hiện tượng lên đồng. Về bốn chất, lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh trong điện thán, của đạo mẫu và các ông đồng, bà đồng để cầu sức khỏe, cầu may mắn, cầu tài lộc. Đó là một trong các hiện tượng sa man giáo phổ biến rộng khắp trên thế giới, chứ không riêng gì ở Việt Nam. Trong hoạt động này, những khía cạnh mê tín rất dễ bị khai thác, đẩy con người tới mức cuống tín, có thể gây nguy hiểm và thiệt hại cho tín đồ, cộng đồng v.v. ...

Nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được phụng thờ ở các đi tích mà dân gian gọi là phủ, đền, điện. Gắn với các nhân vật phụng thờ và các di tích này là một lễ hội. Lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu giống như các lễ hội khác trên những nét cơ bản.

4. Lễ hội

Cư dân Việt và cư dân các dân tộc ít người ở Việt Nam là những cư dân nông nghiệp sống bằng nghề trồng lúa nước. Vòng quay của thiên nhiên và mùa vụ tạo ra trong họ những như cầu tâm linh. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là dịp để người dân vừa cảm ơn thần linh đã phù hộ cho họ một mùa màng đã qua, vừa cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa màng sắp tới. Dần dà, biến thiên thời gian đã lắng đọng nhiều phù sa văn hóa trong lễ hội. Sinh hoạt văn hóa ấy của cư dân được gọi là lễ hội.

Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với một cộng đồng dân cư nhất định. Nếu Tết âm lịch là sinh hoạt của cả cộng đồng thì ngày hội là ngày Tết của một cộng đồng dân cư nhất định nào đó. Lễ hội gắn bó với từng làng quê, các làng quê khác nhau thì ngày hội làng cũng khác nhau. Mặt khác, lễ hội mang tính tộc người rất rõ. Các dân tộc khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau.

Nhân vật trung tâm được thờ phụng của cộng đồng là nhân vật chính của ngày lễ hội. Tất cả nghi lễ, lễ thức trò diễn, trò chơi đều hướng tới nhân vật được thờ phụng này. Tùy theo từng tiêu chí phân loại mà người ta có thể chia hệ thống nhân vật được thờ phụng này thành các loại: nhân thần và thần tự nhiên; thành hoàng làng và các phúc thần; nam thần và nữ thần cùng các Mẫu v.v...

Đã thành một ước lệ, người ta chia lễ hội thành hai bộ phận: lễ và hội. Phần lễ là các nghi thức được thực thi trong lễ hội, thường là có sự giống nhau trong các lễ hội, theo điều lệ của các triều đình phong kiến. Chẳng hạn nghi thức quy định khi nào dâng rượu, khi nào dâng trà, dâng oản quả, dâng thức ăn mặn. Tuy nhiên, phấn lỗ đôi khi vẫn có sự khác nhau giữa các vùng. Chẳng hạn, trong lễ hội ở đình làng Nam Bộ của người Việt, sau lưng học trò khi làm lễ dâng trà, dâng rượu v.v..., lại có một phụ nữ mà dân gian gọi là đào thải vừa đi vừa hát những câu chúc mừng.

Các trò diễn trong lễ hội là các lớp văn hóa tín ngưỡng của các thời kì lịch sử khác nhau lắng đọng lại, phản ánh những sinh hoạt của cư dân nông nghiệp sống với nghề trồng lúa nước, gắn kết với nhân vật được phụng thờ. Cùng với các trò diễn là trò chơi. Các trò chơi trong lễ hội thường không mang tính nghi lễ, nhưng cũng có những trò chơi vốn trước kia là những trò diễn mang tính nghi lễ nhưng tính nghi lễ đã mờ nhạt hoặc đứt gãy. Chẳng hạn, trò chọi gà, trò đấu vật.

Cuối cùng, là thức cúng trong lễ hội có hai loại thức cúng: một là loại thức cúng phổ biến ở tất cả các lễ hội như oải hương, hoa, quả v.v..; hai là loại thức cúng mang tính nghi lễ, chỉ có ở một lễ hội riêng biệt, như món bánh trôi ở hội đền Hát Môn, món chè củ mài ở lễ hội vùng Phong Châu (tỉnh Phú Thọ). Không gian của lễ hội, vì thế, bao gồm cả trong di tích lẫn ngoài di tích. Tùy lễ hội ở từng địa phương, từng làng mà không gian này sẽ có những nét khác nhau.

Giá trị của lễ hội chính là giá trị cộng cảm và cộng mệnh. Ngày lễ hội là thời gian cư dân tụ họp để tưởng nhớ vị thánh của làng. Vì thế, đây là "một sinh hoạt tập thể long trọng, thường đem lại niêm phấn chấn cho tất cả mọi người, cho mỗi một con người. Những quy cách và những nghi thức của lễ hội mà mọi người phải tuân theo, tạo nền niềm cộng cảm của toàn thể cộng đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng và do đó thấy mình vươn lên ở tầm vóc cao hơn, với một sức mạnh lớn hơn.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Những thành tố văn hóa về đặc điểm của ngôn ngữ, tôn giáo và tín ngưỡng của dân tộc ta trong thời kì dựng nước và giữ nước...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Những thành tố văn hóa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm