Ông cha ta xưa kia có câu: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên
Văn mẫu lớp 10: Ông cha ta xưa kia có câu: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”
Việt Nam ta là một đất nước không lớn, nhưng chúng ta phải tự hào rằng đã hiên ngang bất khuất đánh bại bao kẻ thù hung hãn, cất cao đầu hát bài ca độc lập tự do. Kho tàng kinh nghiệm của cha ông ta còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”
Vậy sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa về câu tục ngữ này.
Mãnh hổ là con hổ to lớn, có sức mạnh. Hồ là con vật nhỏ bé yếu ớt. Một con hổ dù có sức mạnh đến đâu cũng không chống nổi một bầy hồ nhỏ bé. Đó là nghĩa đen mà câu tục ngữ muốn nhắc đến. Tuy nhiên nếu hiểu sâu xa hơn thì đây là bài học về tinh thần đoàn kết mà cha ông ta muốn đúc kết qua câu tục ngữ “Mãnh hổ nan địch quần hồ”.
Dân tộc Việt Nam ta trải qua biết bao nhiêu chiến tranh xâm lược của các quốc gia hùng mạnh hơn ta rất nhiều lần: Mông cổ, Trung Quốc, Pháp, Mỹ. Để chiến thắng kẻ thù, chúng ta chỉ có một sức mạnh duy nhất là tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tinh thần đoàn kết ấy trở thành sức mạnh, thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đoàn kết từ trong gia đình, trong làng xóm, trong xã hội và đoàn kết trong cả quốc gia.
Chúng ta sống tập thể, chia ngọt sẻ bùi “tôi lửa tắt đèn có nhau”, “lá lành đùm lá rách”. Trong lao động, họ đoàn kết để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Trong chiến tranh, đoàn kết để đánh đuổi kẻ thù làm nên những kỳ tích vẻ vang: Chiến thắng của Hai Bà Trưng ở vùng đất Mê Linh, Ngô Quyền ở sông Bạch Đằng, chiến thắng Điện Biên Phủ, hay đại thắng mùa Xuân năm 1975 là những chứng minh hùng hồn về tinh thần đoàn kết của nhân dân con Hồng cháu Lạc.
Tinh thần đoàn kết đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ, không trở ngại nào có thể cản bước tiến của nhân dân ta. Thực vậy, lịch sử đã chứng minh rằng khi bị xâm lược của các cường quốc, nhân dân ta đã đoàn kết lại để tiêu diệt kẻ thù dù phải hy sinh bản thân mình. Những cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh phản đối chiến tranh của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã thể hiện khối đoàn kết của những người trí thức trẻ trong thời loạn li. Dù cho Trần Văn ơn, Quách Thị Trang có hy sinh thì tinh thần đoàn kết trong sinh viên học sinh cũng không bị thiêu hủy mà còn là ngọn lửa thổi bùng lên tinh thần dân tộc.
Tóm lại, “Mãnh hổ nan địch quần hồ” là bài học tốt của ông cha ta về tinh thần đoàn kết cũng vừa là lời cảnh tỉnh những kẻ ỷ mạnh hiếp yếu. Hiểu rõ ý nghĩa câu tục ngữ, chúng ta phải vận dụng tốt vào trong thực tế lao động sản xuất, học tập phát huy tính ưu việt của sức mạnh tập thể, sức mạnh đoàn kết.
--------------------------------
Ông cha ta xưa kia có câu: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những ý chính cần có trong bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết cho ta thấy được thông điệp về sức mạnh của sự đoàn kết, khi con người ta đồng lòng thì có thể vượt qua tất cả, đạp đổ mọi thử thách, những trở ngại đang rình rập phía trước. Trải qua các thời kỳ lịch sử chúng ta thấy được câu nói thật đúng nhờ sự đồng lòng, đoàn kết mà dân tộc ta đã tìm lại độc lập, đánh bại kẻ thù từ thưở sơ khai. Đoàn kết không những gia tăng sức mạnh của con người mà đó còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái của dân tộc. Họ dìu dắt nhau, một lòng một dạ, tinh thần ấy đã nhấn chìm bè lũ cướp nước và đập tan âm mưu xâm lược của chúng. Đoàn kết là truyền thống cao đẹp của dân tộc và nó được truyền lại cho thế hệ mai sau qua những câu ca dao, tục ngữ, những bài học đầu đời qua lời mẹ ru. Không đồng lòng, không chung tay chống lại kẻ thù, cùng nhau xây dựng tổ quốc thì làm sao mà tồn tại được. Con người chỉ là những cá thể nhỏ bé và trong cuộc sống luôn có những hiểm họa rình rập. Câu nói nhắc nhở mỗi chúng ta phải sống đoàn kết, nêu cao vai trò và tầm quan trọng của tập thể, không cá nhân nào có thể sống tách rời tập thể, tự cô lập, tự tách mình ra khỏi mọi người sẽ không thể phát triển, tồn tại được. Để làm được điều ấy thì mỗi người cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân, dẹp đi thói ích kỷ, tư lợi. Có vậy mới hòa nhập được với cộng đồng, mới thể hiện tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh vô biên của dân tộc. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập nhé.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Ông cha ta xưa kia có câu: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.