Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân biệt giá

Phân biệt giá được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1) Phân biệt giá theo dòng và hỗn hợp hàng hóa

Do các công ty thường kinh doanh đồng thời nhiều chủng loại sản phẩm và dòng sản phẩm. Trong trường hợp này công ty phải xây dựng một bộ giá bán đảm bảo được lợi nhuận tối đa trên toàn bộ danh mục sản phẩm chứ không phải cho sản phẩm riêng rẽ. Việc định giá cho danh mục hàng hóa không đơn giản, bởi vì các mặt hàng khác nhau đều có liên quan với nhau theo góc độ cầu và chi phí và phải đương đầu với những mức độ cạnh tranh khác nhau.

Phân biệt giá cho chủng loại hàng hóa: Phân biệt giá cho các chủng loại hàng hóa trong một dòng tức là định giá cho những sản phẩm có cùng một chức năng tương tự, được bán cho cùng 1 nhóm người tiêu dùng nhưng khác nhau về chất lượng hoặc kiểu dáng, mẫu mã. Mức chênh lệch giá giữa các chủng loại trong dòng sản phẩm thường dựa vào sự cảm nhận của người tiêu dùng về giá và tính năng, chất lượng từng chủng loại, giá của đối thủ cạnh tranh cũng như chênh lệch về chi phí để sản xuất ra chúng. Nếu mức chênh lệch giá của 2 chủng loại liền nhau không lớn, người mua sẽ khó lựa chọn. Doanh nghiệp thường xác định những mức giá theo chủng loại sao cho người mua phải mua những chủng loại giá cao và mua đồng thời nhiều chủng loại.

Xác định giá cho những sản phẩm phụ thêm: Ngoài sản phẩm chính doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều sản phẩm phụ bán kèm theo để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Việc định giá phân biệt giữa sản phẩm chính và phụ rất phức tạp vì công ty phải đối phó với đối thủ cạnh tranh đưa ra một mức giá “hời” hơn cho khách hàng khi họ chỉ thực hiện 1 mức giá cho sản phẩm hoàn hảo. Nhiều trường hợp các sản phẩm phụ thêm này được công ty tính giá thấp hoặc không tính giá để khuyến khích người mua. Doanh nghiệp đã hy sinh mục tiêu lợi nhuận ở sản phẩm này để thu lại lợi nhuận ở sản phẩm khác cuối cùng đạt tổng lợi nhuận cao hơn.

Xác định giá cho sản phẩm kèm theo bắt buộc: Một số sản phẩm khi sử dụng buộc phải có những sản phẩm khác đi kèm bắt buộc. Ví dụ: lưỡi dao cho bàn dao cạo, mực in cho máy in… Những người sản xuất sản phẩm chính (bàn dao cạo, máy in) thường định giá thấp cho sản phẩm của mình và bán các sản phẩm đi kèm bắt buộc với giá cao để thu lợi nhuận (ví dụ: Gillete định giá bán bàn cạo râu thấp và kiếm lợi nhuận nhờ vào việc bán lưỡi dao cạo). Tất nhiên, ở đây doanh nghiệp phải kiểm soát được việc sản xuất các sản phẩm dùng kèm bắt buộc để không có sản phẩm nhái hay bắt chước bán với giá thấp hơn.

Định giá cho sản phẩm phụ của sản xuất: ở một số ngành sản xuất như công nghiệp hóa chất, nông nghiệp... trong cùng một quá trình sản xuất người ta đồng thời thu được cả sản phẩm chính và một số sản phẩm phụ. Giá bán các sản phẩm phụ có thể ở mức linh hoạt so với sản phẩm chính để nhằm các mục tiêu thị trường khác nhau.

2) Phân biệt giá thành hai phần: Phần cố định và phần linh hoạt

Ở đây, doanh nghiệp định một mức giá tối thiểu cố định mà mọi khách hàng mua đều phải trả cho một lượng hàng hóa và dịch vụ tối thiểu. Ngoài phần tối thiểu khách hàng sử dụng thêm hàng hóa dịch vụ sẽ phải trả thêm theo giá bổ sung. Ví dụ, một số khu vui chơi ngoài tiền vé vào cửa cố định thì khi sử dụng trò chơi nào sẽ trả tiền thêm phần đó. Các công ty dịch vụ thường áp dụng phương pháp định giá này với mức giá tối thiểu thấp để thu hút khách hàng.

3) Phân biệt giá theo giá trọn gói và sản phẩm riêng lẻ

Ở đây, bên cạnh việc bán từng sản phẩm riêng lẻ doanh nghiệp tập hợp một số hàng hóa lại thành một “gói hàng” để bán từng nhóm hàng đó. Ví dụ, giá các tua du lịch trọn gói bao gồm tất cả các dịch vụ khác nhau người mua được hưởng. Tất nhiên, giá cho cả gói hàng phải nhỏ hơn tổng giá của từng loại hàng trong đó cộng lại. Chênh lệch này lại phải đủ lớn để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm trọn gói. Vấn đề ở đây là dựa trên nghiên cứu khách hàng doanh nghiệp phải đưa ra được nhiều kiểu trọn gói hấp dẫn những nhóm khách hàng khác nhau.

4) Phân biệt giá theo khu vực địa lý

Các doanh nghiệp thường kinh doanh trên một khu vực thị trường rộng lớn nên phải phân biệt giá theo khu vực. Giá bán cùng một mặt hàng trên mỗi khu vực thị trường phụ thuộc sức mua của khu vực thị trường đó và chi phí vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến khu vực đó. Đây là hai yếu tố mâu thuẫn với nhau. Để giải quyết vấn đề này các công ty đưa ra nhiều cách tính giá. Công ty có thể định một mức giá bán tại nhà máy sản xuất người mua phải lo trang trải chi phí vận chuyển đến các khu vực thị trường. Công ty có thể áp dụng một mức giá bán thống nhất cho tất cả các khu vực thị trường trên cơ sở tính chi phí vận chuyển bình quân theo nguyên tắc lấy gần bù xa. Công ty xác định những mức giá riêng cho từng khu vực thị trường theo chi phí vận chuyển đến khu vực đó. Cả ba phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định và vẫn không giải quyết triệt để được mâu thuẫn giữa sức mua và chi phí vận chuyển.

5) Một số loại phân biệt giá khác

Trong thực tế kinh doanh, các doanh nghiệp có thể có nhiều cách khác nữa để phân biệt giá: Phân biệt giá theo khối lượng mua, mua một lúc khối lượng càng lớn thì càng được hưởng giá thấp; Phân biệt giá theo các khâu lưu thông trong kênh phân phối; Phân biệt giá theo thời vụ để điều tiết cung cầu các sản phẩm có tính thời vụ; Phân biệt giá theo hình thức thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản; Phân biệt giá khuyến mại (giảm giá tạm thời trong thời gian xúc tiến bán để thu hút khách hàng); Phân biệt giá theo đối tượng khách hàng, theo tâm lý, theo thời điểm mua…

Doanh nghiệp có vô số cách định giá phân biệt khác nhau nhằm khai thác được những nhóm khách hàng có sức mua và hành vi mua khác nhau để lựa chọn áp dụng trong thực tế.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân biệt giá về cách phân biệt giá theo theo giá trọn gói và sản phẩm riêng lẻ, khu vực địa lý, phần cố định và phần linh hoạt, theo dòng và hỗn hợp hàng hóa...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân biệt giá. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm