Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân biệt kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa, kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường

VnDoc xin giới thiệu bài Phân biệt kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa, kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phân biệt kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa, kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường

Phân biệt kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa

Kinh tế tự nhiên

Kinh tế tự nhiên là trong nền kinh tế tự nhiên, sản xuất nhỏ chiếm ưu thế. Nền kinh tế tự nhiên do nhiều đơn vị kinh tế thuần nhất hợp thành và mỗi đơn vị kinh tế ấy làm đủ việc để tạo ra những sản phẩm cuối cùng.

Trong các nền kinh tế tự nhiên, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản, công cụ và kỹ thuật canh tác lạc hậu, dựa vào lao động chân tay là chủ yếu, chỉ có trong một số trang trại của địa chủ hoặc phường hội mới có hiệp tác lao động giản đơn. Trong nền kinh tế dưới chế độ phong kiến, phân công lao động kém phát triển, cơ cấu ngành đơn điệu, mới chỉ có một số ngành nghề thủ công tách khỏi nông nghiệp, sản xuất chủ yếu hướng vào giá trị sử dụng, có tính chất tự cung, tự cấp.

Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác. Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng

Ở giai đoạn sơ khai, trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi hàng. Người sản xuất gạo và cần thịt có thể gặp người sản xuất thịt và cần gạo để đổi trực tiếp gạo lấy thịt. Đây đã là kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, nếu không gặp được người có thứ mình cần và cần thứ mình có, thì trao đổi không được thực hiện.

Phân biệt nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và nền kinh tế thị trường

Tiêu chí

Kinh tế KHHTT

Kinh tế thị trường

Cơ chế quản lý kinh tế

Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu băng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao

Thị trường giữ vai trò là công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong quá trình trao đổi, các yếu tố thị trường như giá cả, có tác động điều tiết quá trình sản xuất hàng hóa phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn, tlsx, nguồn vật tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định.

Quản lý hoạt động kinh tế

Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về vật tư.

Trong hđ kinh doanh, lỗ thì nhà nước bù, lãi nhà nước thu.

Các doanh nghiệp làm chủ hoạt động kinh doanh, nền kinh tế xuất hiện dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu về tư liệu

Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hoạt động sx, kd của mình

Mô hình nền kinh tế

Nền kinh tế khép kín, chủ yếu dựa vào nguồn lực của đất nước. tự cung, tự cấp, tự lực cánh sinh; chưa chú trọng đến sự hợp tác, giao lưu; chưa quan tâm đến việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Nền kinh tế phát triển mạnh, mở rộng sự kiên thông với các thị trong khu vực và toàn thế giới. ra sức tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật. Sản xuất có hiệu quả và năng suất cao hơn, quy mô rộng rãi hơn.

Hình thức sở hữu

Hai thành phần sở hữu về TLSX: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, được thể hiện dưới dạng quốc doanh và htx

Có 3 chế độ sở hữu: toàn dân, tập thể, tư nhân. Từ các hình thức sở hữu cơ bản hình thành nhiều thành phần kinh tế tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp.

Thành phần kinh tế

Hai thành phần kinh tế

Đa dạng thành phần kinh tế.

Quan hệ hàng hóa tiền tệ

Quan hệ này bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu., quy luật cung cầu, nhà nước quản lý kinh tế qua chế độ “cấp phát – giao nộp”

Quan hệ này thể hiện rõ ràng và là quan hệ trung tâm. Tất cả mọi hoạt động buôn bán đều thông quan quan hệ này

-----------------------

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Phân biệt kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa, kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm