Phân tích tính hai mặt của cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Phân tích tính hai mặt của cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Phân tích tính hai mặt của cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết sự vận hành của nền KTTT thông qua sự biến động của giá cả thị trường, sự cạnh tranh của các chủ thể thị trường, sự biến đổi của quan hệ cung cầu.
1. Ưu điểm của cơ chế thị trường
- Điều tiết sản xuất và lưu thông theo hướng tiết kiệm, hiệu quả thống nhất cung – cầu (do cạnh tranh và trao đổi theo giá thấp nhất)
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển vì giá cả thị trường thống nhất là thước đo khách quan buộc các chủ thể kinh tế phải cải tiến kỹ thuật..hạ chi phí.
- Phát triển liên kết kinh tế, đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung sản xuất, xã hội hóa sản xuất tạo cơ sở hình thành các hình thức kinh tế cộng đồng.
- Ngày nay, cơ chế TT giúp cho những người cộng sản mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế để:
+ Chung sống hòa bình, giữ và bảo vệ chính quyền…
+ Sử dụng tốt hơn các hình thức kinh tế quá độ
+ Có được kỹ thuật, quản lý của các nước tư bản phát triển(tiền đề vật chất của xã hội mới)
2. Những khuyết tật của cơ chế thị trường
- Xung đột xã hội
+ Bỏ qua vấn đề môi trường
+ Bỏ quan vấn đề dân sinh
+ Bất bình đẳng lớn
+ Bất công xã hội
- Độc quyền hạ giá loại đối thủ, lũng đoạn..
- Những tác động ngoại ứng bóp méo các quan hệ kinh tế:
+ Cạnh tranh không lành mạnh
+ các hành vi lũng đoạn
+ Khủng hoảng kinh tế
Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do cơ chế thị trường có một loạt các khuyết tật vốn có của nó, nên trong thực tế không tồn tại cơ chế thị trường thuần tuý, mà thường có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường, khi đó nền kinh tế, như người ta thường gọi, gọi là nền kinh tế hỗn hợp.
3. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
* Nhà nước XHCN có vai trò kinh tế đặc biệt
- Nhà nước xhcn là nhà nước của dân, do dân, vì dân mới có kinh tế đặc biệt vai trò kinh tế đó là tổ chức quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở tầm vĩ môt và vi mô. Trong đó quản lý kinh tế vĩ mô là chủ yếu.
- Sở dĩ NN XHCN có vai trò đặc biệt mới mẻ so với các Nhà nước trong lịch sử là bởi vì
+ Nhà nước XHCN là người đại diện cho nhân dân và toàn xã hội, có nhiệm vụ tổ chức quản lý đất nước về mọi mặt hành chính, kinh tế xã hôi
+ Nhà nước XHCN là người đại diện cho sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất có nhiệm vụ quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước
+ Nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực là chủ yếu thì còn những hạn chế khuyết tật như: khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, cạnh tranh không lành mạnh, phân hóa giàu nghèo….Cần có sự quản lý của Nhà nước nhằm góp phần khắc phục những khuyết tập, phát huy mặt tích cực của nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan.
* Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
- Một là, Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi và đảm bảo ổn định chính trị xã hội sự phát triển kinh tế
+ Trong nền kinh tế TT các chủ thể kinh tế của thị trường được tự chủ, những quyền tự chủ được thể chế hóa thành pháp luật và mọi hành vi phải tuân theo pháp luật. Với hệ thống pháp luật đồng bộ có hiệu lực cao và sự ổn định chính trị, xã hội là điều kiện cần thiết chơ sự phát triển kinh tế.
- Hai là, Nhà nước tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho sự phát triển kinh tế.
+ Nhà nước xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt kinh tế xã hội
+ Nhà nước thông qua các hình thức hỗ trợ các đoàn bẩy kinh tế để hướng các doanh nghiệp vào các nghành
+ Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng xh, tham gia phát triển và kinh doanh những dịch vụ công cộng như đảm bảo an ninh quốc phòng tài chính, tín dụng….
+ Nền kinh tế thị trường khó tránh khỏi những chấn động, thất nghiệp, khủng hoảng, lạm phát… do đó nhà nước phải sử dụng các chính sách tài chính tiền tệ, thu nhập và giá cả….
+ Mở rộng hợp tác phân công lao động quốc tế
- Ba là, Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả và lành mạnh
+ Nhà nước ban hành các qui định thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn tác động từ bên ngoài có ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh chẳng hạn sự xuất hiện của độc quyền sẽ làm cho nền kinh tế trì trệ kém hiệu quả. Hoặc do chạy theo lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp có thể làm ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên…. vì vậy những quy định của Nhà nước về điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh giá cả thị trường phản ánh đúng chi phí sản xuất làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả
- Bốn là, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng XHCN
+ Cơ chế TT có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế năng động và hiệu quả, nhưng cũng có những khuyết tật, hạn chế như: phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội… vì vậy nhà nước cần khắc phục những mặt tiêu cực của KTTT thực hiện công bằng xã hội tạo động lực xã hội cho sự phát triển kinh tế. NN XHCN quản lý nền kinh tế thị trường là nhằm làm cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, xây dựng xã hội dân chủ công bằng, văn minh.
* Các công cụ quản lý vĩ mô nền KTTT định hướng XHCN
+ Hệ thống pháp luật
+ kế hoạch hóa và thị trường
+ xây dựng nền kinh tế NN và kinh tế tập thể có hiệu quả
+ tài chính
+ tín dụng
+ ngân hàng
+ các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoài: thuế xuất nhập khẩu hạn ngạch, tỷ giá hối đoái, bảo đảm tính dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu.
-----------------------
Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Phân tích tính hai mặt của cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.