Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- 1) Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng không thể thiếu bảo đảm thắng lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- 2) Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại chỗ
- 3) Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần to lớn trong việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái
- 4) Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hóa ở nông thôn
- 5) Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nông thôn nói riêng và đất nước nói chung
1) Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng không thể thiếu bảo đảm thắng lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp một cách mạnh mẽ và ổn định, tạo cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là cho công nghiệp một cơ sở vững chắc về nhiều phương diện, trước hết là lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, vốn và thị trường.
Dù cho nền kinh tế nước ta sau này phát triển đến đâu và tỷ lệ lao động làm nông nghiệp giảm xuống do năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên thế nào thì nông nghiệp bao giờ cũng vẫn đóng một vai trò quan trọng vì nó tạo ra lương thực, thực phẩm thoả mãn nhu cầu hàng đầu của con người là nhu cầu ăn. Các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy, đường… phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp.
Với việc phát triển đồng bộ các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, kinh tế nông thôn sẽ tạo ra một khối lượng sản phẩm với giá trị ngày càng tăng và điều đó góp phần giải quyết vấn đề vốn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ.
2) Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại chỗ
Phát triển kinh tế nông thôn sẽ làm cho các hoạt động ở nông thôn trở nên sôi động hơn. Cơ cấu kinh tế, phân công lao động chuyển dịch đúng hướng có hiệu quả. Công nghiệp gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp tại chỗ. Vấn đề đô thị hoá sẽ được giải quyết theo phương thức đô thị hoá tại chỗ.
Vấn đề việc làm cho người lao động sẽ được gia tăng ngày càng nhiều trên địa bàn tại chỗ. Trên cơ sở đó, tăng thu nhập, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; giảm sức ép của sự chênh lệch kinh tế và đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng phát triển và vùng kém phát triển.
3) Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần to lớn trong việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái
Nông thôn nước ta bao gồm những khu vực rộng lớn. Ở đây, các tài nguyên của đất nước chiếm tuyệt đại bộ phận như: đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng biển, nguồn nước… Phát triển kinh tế nông thôn cho phép khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ chúng trong quá trình sử dụng.
4) Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hóa ở nông thôn
Nông thôn nước ta vốn là vùng kinh tế, văn hóa lạc hậu, sản xuất và sinh hoạt phân tán, nhiều hủ tục. Mặt khác, nông thôn là nơi có truyền thống văn hóa cộng đồng còn sâu đậm… Phát triển kinh tế nông thôn sẽ tạo điều kiện để vừa giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa xã hội tốt đẹp, bài trừ văn hóa lạc hậu cũ, vừa tổ chức tốt đời sống văn hóa và tinh thần ở nông thôn.
5) Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nông thôn nói riêng và đất nước nói chung
Phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với phát triển xã hội, văn hóa, chính trị và kiến trúc thượng tầng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nông thôn có kinh tế và văn hóa phát triển, đời sống ấm no, đầy đủ về vật chất, yên vui về tinh thần sẽ là một nhân tố quyết định củng cố vững chắc trận địa lòng dân, thắt chặt mối liên minh công – nông, bảo đảm cho nhân dân ta có đủ sức mạnh, đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn của mọi kẻ thù, dưới bất cứ hình thức nào. Đó cũng là cơ sở thắng lợi của việc giữ vững và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lợi ích quốc gia và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
-----------------------
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.