Phân loại hệ thống quản lý chất lượng
Phân loại hệ thống quản lý chất lượng được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Phân loại hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm nhiều bộ phận hợp thành và giữa các bộ phận hợp thành đó có quan hệ mật thiết cơ hữu với nhau. Có thể phân loại hệ thống chất lượng theo nhiều cách khác nhau.
Phân loại theo nội dung
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế.
Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM - total quality management) với các module của nó như JIT, 5S, Kaizen…
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn “giải thưởng chất lượng” như Giải thưởng chất lượng Deming (Nhật), giải thưởng chất lượng châu âu- EQA, giải thưởng Baldrige (Mỹ), giải thưởng chất lượng Việt Nam…
Hệ thống quản lý chất lượng Q- Base áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hệ thống quản lý chất lượng GMP (thực hành sản xuất tốt), HACCP (phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu) cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, nông sản, thủy sản…
Hệ thống quản lý chất lượng QS 9000 áp dụng cho các doanh nghiệp chế tạo ô tô, AS 9000 áp dụng cho ngành hàng không.
Cùng tồn tại với các hệ thống chất lượng còn có các hệ thống quản lý tích hợp song hành mà doanh nghiệp có thể cùng xây dựng là hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000….
Trong cùng một lúc, lựa chọn bao nhiêu hệ thống và hệ thống cụ thể nào tùy thuộc vào mục tiêu chất lượng phải đạt được, đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành và doanh nghiệp, trình độ công nghệ và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Phân loại theo chu kỳ sống của sản phẩm hoặc theo quá trình đảm bảo và cải tiến chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các phân hệ:
- Phân hệ thiết kế
- Phân hệ sản xuất
- Phân hệ phân phối
- Phân hệ tiêu dùng sản phẩm
Phân theo cấp quản lý
Các tổ chức nhà nước về quản lý chất lượng, quản lý nhà nước thực hiện các chức năng sau:
Định hướng việc đảm bảo và cải tiến chất lượng cho các doanh nghiệp
Xây dựng và kiểm tra thực hiện một số tiêu chuẩn nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng.
Cấp đăng ký chất lượng, chứng nhận và công nhận chất lượng
Các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quản lý chất lượng của doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh những yêu cầu của quản lý nhà nước về chất lượng.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân loại hệ thống quản lý chất lượng về đặc điểm để phân loại theo nội dung, chu kỳ sống của sản phẩm...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân loại hệ thống quản lý chất lượng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.