Phân loại tiêu chuẩn, cấp tiêu chuẩn
Phân loại tiêu chuẩn, cấp tiêu chuẩn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Phân loại tiêu chuẩn, cấp tiêu chuẩn
1. Phân loại tiêu chuẩn
Theo đối tượng của tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cơ bản sử dụng chung cho nhiều ngành (ví dụ đơn vị đo lường...); tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ; tiêu chuẩn quá trình.
Theo mục đích của tiêu chuẩn: tiêu chuẩn nhằm giảm sự đa dạng, tiêu chuẩn nhằm mục đích chất lượng, tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm,....
Theo tính chất pháp lý: tiêu chuẩn bắt buộc, tiêu chuẩn tự nguyện.
Theo cấp tiêu chuẩn: tiêu chuẩn tập đoàn, tiêu chuẩn công ty, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế.
Theo các loại tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn thuật ngữ
- Tiêu chuẩn thử nghiệm và đo lường
- Tiêu chuẩn sản phẩm
- Tiêu chuẩn dịch vụ
- Tiêu chuẩn quá trình
- Tiêu chuẩn về dữ liệu
2. Cấp tiêu chuẩn
Khi nói về “cấp tiêu chuẩn” người ta chỉ đơn giản nói về “cỡ” của tổ chức công bố tiêu chuẩn (công ty, quốc gia hay quốc tế) và mức độ tham gia xây dựng tiêu chuẩn. Cấp tiêu chuẩn không nói về tính “cao thấp” của “chất lượng” tiêu chuẩn cũng như không phản ánh mức độ áp dụng rộng rãi của tiêu chuẩn. Tùy thuộc theo quy mô, phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức công bố (ban hành) tiêu chuẩn, người ta chia tiêu chuẩn thành các cấp sau đây:
Cấp quốc tế: Tiêu chuẩn do các tổ chức quốc tế ban hành nhằm mục tiêu thống nhất hóa hệ thống chuẩn mực các quốc gia khác nhau. Tiêu chuẩn quốc tế không thuộc loại tiêu chuẩn bắt buộc mà chỉ mang tính chất khuyến nghị thực hiện. Tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng ở quốc gia nào thì phải được phê chuẩn của quốc gia đó.
Cấp khu vực: Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực công bố: EN (Tiêu chuẩn Châu Âu), ENELEC (tiêu chuẩn Châu Âu)...
Cấp quốc gia: là tiêu chuẩn được ban hành trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, được nhà nước công nhận. Tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng chung và có tính chất bắt buộc áp dụng.
Cấp địa phương (Tỉnh, thành phố): là tiêu chuẩn áp dụng cho từng vùng cụ thể
Cấp ngành hay hội: Tiêu chuẩn do các tổ chức ngành hội (liên kết) công bố: ngành chế tạo ô tô, hội thử nghiệm vật liệu...
Cấp công ty: Tiêu chuẩn do một công ty công bố: tiêu chuẩn công ty may Đức Giang,...
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân loại tiêu chuẩn, cấp tiêu chuẩn về đặc điểm của việc phân loại theo tiêu chuẩn và các cấp tiêu chuẩn...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân loại tiêu chuẩn, cấp tiêu chuẩn. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.