Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích ca dao: Ở đâu năm cửa nàng ơi?...

Phân tích ca dao Ở đâu năm cửa nàng ơi? được soạn nhằm giúp quý thầy cô cũng như các em học sinh tham khảo để giảng dạy và học tập tốt bộ môn Ngữ văn 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 7, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.

Bài Phân tích ca dao Ở đâu năm cửa nàng ơi? gồm phần dàn bài phân tích chi tiết và phần bài làm tham khảo được soạn nhằm giúp quý thầy cô cùng các bạn học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao phép với mục đích thương mại.

Bài ca dao: Ở đâu năm cửa nàng ơi?

- Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục, bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Dền nào thiêng nhất xứ Thanh?

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

- Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thành sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

Dàn ý chi tiết Phân tích ca dao Ở đâu năm cửa nàng ơi?

1. Mở bài

  • Giới thiệu về các truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta bao đời nay, trong đó phải kể đến truyền thống “yêu nước”.
  • Trong đó, không thể không nhắc đến câu hát: “Ở đâu năm cửa nàng ơi…Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây”.

2. Thân bài.

a. Hình thức:

  • Ca dao dân ca Việt Nam không chỉ có nội dung phong phú, mà còn có nhiều cách thể hiện khác nhau. Bài ca dao này được trình bày dưới dạng đối đáp. Toàn bài ca dao là những câu hỏi và trả lời của một đôi trai gái. → Giúp cho bài ca dao hấp dẫn, mới lạ.
  • Xuất hiện 2 nhân vật trữ tình gồm một nam và 1 nữ, xưng hô với nhau là chàng và nàng. Đây là cách xưng hô thể hiện sự thân mật của hai nhân vật, đồng thời là cách xưng hô thường thấy của các đôi trai gái khi hát, hay cả trong đời sống ngày xưa.

b. Về nội dung:

  • Bài ca dao mượn lời tâm tình của đôi trai gái để kể về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta (thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, tỉnh Lạng).
  • Không chỉ dừng lại ở liệt kê, nhân vật trữ tình còn khắc họa được những nét đặc sắc nổi bật nhất của mỗi nơi, mà khó có thể nhầm lẫn với nơi khác (thành 5 cửa, sông 6 khúc nước, sông cùng lúc bên đục bên trong, đền thiêng, thành tiên xây).

→ Sự hiểu biết, nhịp điệu đối đáp nhịp nhàng của 2 nhân vật trữ tình góp phần thể hiện sự tự hào, yêu thương quê hương đất nước của con người Việt Nam.

c. Mở rộng và nâng cao:

  • Ngoài những địa danh được nhắc đến trong bài ca dao, nước ta còn vô vàn những cảnh đẹp khác, như động Phong Nha, cố đô Huế, núi Hoa Lư...
  • Hiện nay, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử luôn được người dân Việt Nam giữ gìn, bảo vệ. Tuy nhiên một bộ phận người dân vẫn chưa có ý thức bảo vệ cho cảnh đẹp của đất nước. Cũng như cảm thấy tự tin về dân tộc mình. Hiện tượng này cần xóa bỏ.
  • Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong xã hội về việc giữ gìn các cảnh đẹp non sông, về tình yêu quê hương, đất nước.

3. Kết bài

  • Bài ca dao đã giới thiệu đến chúng ta những cảnh đẹp của đất nước, đồng thời truyền đến chúng ta tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.
  • Qua đó, chúng ta cần luôn yêu thương, tự hào về dân tộc. Cố gắng rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước vững mạnh.

Phân tích ca dao Ở đâu năm cửa nàng ơi? - Bài làm tham khảo

Dân tộc Việt Nam ta ngàn đời nay vẫn luôn gìn giữ và phát huy những đạo lý, truyền thống tốt đẹp, như truyền thống yêu nước, chăm chỉ, đoàn kết… Trong đó, không thể không nhắc đến truyền thống “yêu nước”. Được thể hiện rất rõ trong bài ca dao: “Ở đâu năm cửa nàng ơi…Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây”.

Phân tích ca dao Ở đâu năm cửa nàng ơi?

Kho tàng ca dao của dân tộc ta luôn được biết đến với nội dung phong phú. Tuy nhiên, các hình thức thể hiện của ca dao cũng đa dạng không kém. Như ở bài ca dao này, đã được trình bày dưới dạng lời đối đáp của một đôi trai gái. Chàng trai đưa ra các câu hỏi, và cô gái trả lời. Xưng hô với nhau là chàng và nàng, vô cùng thân thiết. Hai nhân vật trữ tình hô ứng, đối đáp vô cùng nhịp nhàng, đối ứng, tạo nên chất nhạc cho bài ca dao. Cùng với đó, tạo nên sự hấp dẫn cho văn bản, tránh sự nhàm chán khi tiếp thu.

Bài ca dao mượn lời tâm sự, đối đáp của đôi trai gái, để qua đó giới thiệu đến mọi người những danh lam thắng cảnh ấn tượng của đất nước ta. Điểm đặc biệt ở đây, chính là nhân vật trữ tình chỉ điểm ra duy nhất một đặc điểm nổi bật nhất của một địa danh, mà khó tìm thấy ở một nơi khác. Khiến cho bài ca dao không bị dài dòng, nhàm chán. Tạo nên các vế đối xứng ở câu hỏi và câu trả lời của hai nhân vật trữ tình. Thành Hà Nội là nơi có năm cửa, sông Lục Đầu là nơi có sau khúc sông chảy xuôi, sông Thương là nơi có cả 2 dòng trong đục, núi Đức Thánh Tản là nơi có thánh sinh ra, Thanh Hóa là nơi có đền Sòng rất thiêng, Lạng Sơn là nơi có thành tiên xây. Cứ như vậy, bài ca dao đã cung cấp những thông tin vô cùng thú vị một cách hấp dẫn. Như vậy, mượn hình thức đối đáp, bài ca dao đã truyền tải đến chúng ta tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước. Phải yêu thì mới hát ca về đất nước, và mới hiểu biết nhiều về quê hương như vậy.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, tình yêu quê hương đất nước vẫn luôn hiện diện bên trong trái tim mỗi công dân. Nó thể hiện từ những việc nhỏ bé như vứt rác đúng nơi quy định, tham gia trồng cây xanh, học tập tốt để xây dựng đất nước… Cho đến những việc lớn lao hơn, như các chú bộ đội canh giữ ở miền biên giới, đảo xa, các bác sĩ quên mình khám và chữa bệnh, các vận động viên đem giải quốc tế về cho đất nước… Tùy vào độ tuổi, khả năng mà chúng ta cống hiến, xây dựng cho tổ quốc. Quan trọng là luôn yêu thương và tự hào về đất nước mình. Tuy nhiên hiện nay có một bộ phận giới trẻ có tư tưởng sai lầm, tự xem thường đất nước mình và đề cao nước khác, không hiểu gì về sử ta những lại vanh vách sử tàu. Điều này cần phải thay đổi ngay.

Như vậy, bài ca dao đã khơi gợi trong mỗi người tình yêu, sự tự hào với quê hương, tổ quốc. Từ đó, chúng ta rút ra rằng cần phải luôn phấn đấu, nỗ lực hết mình để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.

Ngoài bài Phân tích ca dao Ở đâu năm cửa nàng ơi? trên đây. Mời các bạn học sinh tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 7 các môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Địa Lý, Sinh Học, Lịch Sử mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với các tài liệu này, mong là sẽ giúp cho các em học sinh đạt được kết quả thật tốt.

Tài liệu tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
56
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm