Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 12 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Ngây thơ và trong sáng, hồn nhiên và thanh khiết, cậu bé tên Việt đã bước ra từ Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi với những tính cách đẹp đẽ như vậy. Tác phẩm là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ ở miền Nam. Cảm hứng sáng tác của Nguyễn Thi trong thời kỳ này thường bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông – Nam Bộ. Nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của ông là những người nông dân vùng đất này, những con người bản chất vừa hồn nhiên, bộc trực, trung hậu vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc; vô cùng gan góc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì độc lập, tự do của Tổ Quốc. Khám phá nhân vật Việt, ta sẽ càng thấy rõ văn phong, nghệ thuật và chủ đề trong sáng tác của nhà văn.

Việt đã sớm phải rời khỏi vòng tay của mẹ cha do giặc bắt hại, nhưng cậu đã sớm nhận thức được mối thù nước, thù nhà đang đè nặng trên vai. Việt cùng chị gái hăng hái tham gia vào cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù. Trong một lần bị thương và lạc đồng đội, Việt nằm lại trong rừng, lúc tỉnh lúc mê. Mỗi lần thiếp đi là một lần ký ức ùa về trong tâm trí Việt. Mỗi một ký ức lại cho ta thấy một nét đẹp trong tâm hồn trong sáng của Việt.

Việt là một cậu bé rất hồn nhiên và ngây thơ. Dù trước đó Việt đã trở thành một người chiến sĩ cách mạng thực sự, tay cầm súng đối đầu với quân thù, cái chết cận kề Việt cũng chẳng sợ. Nhưng giờ đây trong đêm tối một mình, Việt lại sợ bóng đêm và sợ ma. Bóng đêm và vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông, cái mà Việt vẫn nghe các chị nói hồi ở nhà, Việt nằm thở dốc… Những hình ảnh chân thật, mộc mạc về người chiến sĩ cách mạng đang bị thương nằm giữa rừng gợi cho ta nghĩ đến một cậu bé ngây thơ, hồn nhiên đang sợ hãi vì câu chuyện ma của của các anh chị lớn dọa dẫm. Xen vào nỗi sợ đáng yêu ấy lại có hình ảnh của má. Việt ước gì bây giờ được gặp lại má. Nếu má còn sống, những vết thương trên người Việt sẽ có người chăm sóc tỉ mỉ ngày đêm. Má sẽ nằm ngay cạnh bên an ủi vỗ về cho Việt đỡ đau. Con dù có lớn đến mấy, nhưng trong vòng tay má, con vẫn chỉ là một đứa con thật bé bỏng và cần được má chở che. Nhưng má đi rồi. Bọn giặc đã giết hại người mà Việt yêu thương nhất trên đời. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi láy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn… Những ký ức về má cứ miên man hiện về trong tâm trí Việt. Lúc đau nhất, sợ hãi nhất là lúc Việt cần có mẹ nhất. Nhưng chiến tranh và tội ác của bọn giặc đã cướp mất má của Việt. Chúng đã đoạt mất vòng tay yêu dấu mà má vẫn dùng để ôm ấp Việt…

phân tích nhân vật việtCàng yêu má, nhớ má bao nhiêu, lòng căm thù giặc trong Việt càng sâu đậm bấy nhiêu. Cộng thêm sự gan dạ vốn có của Việt, cậu bé ngày nào chuyên nghịch ngợm vui đùa với chiếc ná thun nay đã trở thành người chiến sĩ thực sự của Cách mạng, của đất nước. Ngay trong lúc bị thương, bị đau, lại ở một mình giữa rừng thẳm, bao nhiêu nguy hiểm rập rình, Việt vẫn giữ nguyên ý chí quyết tâm đánh giặc và tinh thần sẵn sàng chiến đấu cho tới hơi thở cuối cùng. Nghe tiếng súng văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây, Việt ngóc dậy. Việt còn phân biệt được đâu là tiếng súng đạn của quân ta, đâu là tiếng bom tiếng pháo của quân giặc. Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Tình đồng đội và tinh thần chiến đấu dường như đã làm Việt quên hết mọi nỗi đau đang cắn xé cơ thể mình từng giây từng phút. Nguyễn Thi cũng không hề viết một từ ngữ nào nói rằng Việt đang đau. Điều đó càng làm cho người đọc có cảm nhận tốt đẹp về Việt. Cậu không sợ chết, cũng không sợ đau, chỉ một lòng hướng tới cách mạng. Đến nỗi khi nghe tiếng súng, Việt cảm thấy thân thiết và vui lạ.Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Ở nơi chiến trường đạn bom ấy, cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào.

Những viên đạn, những quả pháo, trái bom của giặc có thể găm vào từng người, thậm chí phá tung từng cơ thể, nhưng với Việt phía đó là sự sống.Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ý thức của Việt về chiến tranh rất lạc quan, tiến bộ và luôn sẵn sàng hi sinh. Hi sinh để đất nước được sống, để thế hệ sau được thái bình. Lý tưởng cao đẹp của Việt càng khiến người đọc khâm phục và ngưỡng mộ. Việt không sợ bom đạn, không sợ chết. Đối với Việt, được cầm súng chiến đấu là điều vô cùng ý nghĩa và quan trọng. Được xả thân vì dân vì nước là niềm vui của Việt. Hơn nữa, việc Việt đang làm còn vì mục đích trả thù cho ba má, cho gia đình. Việt không muốn bất kỳ gia đình nào phải chịu nỗi đau mất mát như gia đình mình nữa.

Bởi thế, trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, Việt đã tranh với chị Chiến đi đánh giặc. Việt dòm chị, mình đứng đâu có thua chị, tuy tóc chị có cao hơn mình một chút thật. Việt đang tự xem xét tiêu chuẩn của mình để được ghi tên vào sổ lính. Cuối cùng, chú Năm đã xin cho cả hai được đi. Việt sung sướng lắm. Dù lúc bé Việt ngây thơ, nhưng không phải vì thế mà Việt không hiểu sự nguy hiểm của chiến tranh như thế nào. Chị Chiến hăm dọa Việt với kiểu từng dọa ma Việt: Chú Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu. Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì: Chị có bị chặt đầu thì chặt chừng nào tôi mới bị. Trước mắt chị Chiến, có thể Việt vẫn còn là một cậu bé ngộ nghĩnh và nghịch ngợm như trẻ thơ, nhưng Việt lại tỏ ra mình đã lớn, mình đủ sức và dư lòng can đảm để cầm súng chiến đấu. Vậy là Việt bước vào Cách mạng khi tuổi đời vừa chạm mười tám. Chẳng có gì có thể ngăn cản được Việt khi trong lòng đang mang nặng cùng lúc hai mối thù: thù nước và thù nhà. Việt đi theo tiếng gọi của lòng mình và hoạt động theo sự chỉ dẫn của anh Tánh, của người lãnh đạo trong đơn vị. Đau đớn, nhưng không một lời kêu than. Duy chỉ có bóng đêm và hình ảnh con ma cụt đầu khiến Việt sợ hãi. Có lẽ sự ngây thơ và tâm hồn ngây dại còn vương lại chút trong con người Việt. Nhưng điều đó càng làm cho người chiến sĩ trở nên đáng yêu hơn, dễ mến hơn.

Và trong sâu thẳm con người Việt là quả tim giàu cảm xúc và tình yêu thương vô cùng. Tình yêu ấy rất mộc mạc, chân thành và giản dị. Việt yêu má, yêu chú năm, yêu chị Chiến và thằng em Út. Tình yêu càng lớn, lòng căm thù giặc lại càng mạnh mẽ, quyết liệt. Việt bằng lòng để chị Chiến thu xếp mọi việc trong nhà. Khi Việt cùng chị khiêng ban thờ má gửi sang nhà chú Năm, nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.

Những ký ức rập rờn hiện về. Nhưng Việt vẫn không quên mình là người chiến sĩ cách mạng. Tay Việt vẫn luôn cầm chắc cây súng, luôn trong tư thế sẵn sàng bắn trả nếu có giặc tới bất ngờ. Tánh cùng tiểu đội đi suốt ba ngày mới tìm được Việt trong một lùm cây rậm và suýt nữa thì bị ăn đạn của “cậu Tư”, bởi dù đã kiệt sức không bò đi được nữa nhưng một ngón tay Việt vẫn đang đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng và anh tưởng là quân địch tới. Nếu Tánh không lên tiếng ngay, có lẽ Việt đã nổ súng… Tình yêu đất nước dường như mang lại sự sống cho người sắp chết, Việt bị thương nặng, ba ngày ba đêm ở trong rừng sương gió lạnh lẽo một mình, lại không có cái ăn cái uống, vậy mà vẫn còn sức để cầm súng và tinh thần vẫn đủ tỉnh táo để sẵn sàng nổ súng. Có thể thấy lòng quyết tâm và tình yêu đất nước trong con người Việt mạnh mẽ đến nhường nào. Việt nhớ chị Chiến, muốn viết thư cho chị nhưng không biết viết thế nào. Chị sẽ vui lắm nếu biết thằng em ngây thơ của mình ngày nào nay đã lập được chiến công lớn để trả thù cho cha mẹ, cho đất nước. Nhưng Việt cũng không muốn kể chiến công của mình vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và những ước mong của má. Việt còn muốn cống hiến nhiều hơn nữa, muốn giết hết tất cả bọn giặc tàn ác bất nhân, để mẹ ở nơi xa ấy được mỉm cười mãn nguyện, để thằng em Út không phải tiếp tục cầm súng chiến đấu nữa.

Khi những giấc mơ của Việt khép lại là lúc cậu mở ra trong lòng người đọc một cái nhìn mới về cậu bé ngây thơ, hồn nhiên trong sáng khi sợ sệt những câu chuyện dọa ma của chị. Tâm hồn Việt đã hòa quyện với hồn thiêng của đất nước. Những câu chuyện thú vị trong ký ức của Việt được tác giả kể lại bằng ngôn ngữ phong phú, mang đậm chất Nam Bộ. Tác phẩm đã mang đến cho người đọc một cảm nhận mới về con người Nam Bộ dễ thương nhưng vẫn luôn rắn giỏi, can đảm trong chiến tranh. Họ luôn sẵn sàng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng vì đất nước. Ở đó, Việt là một tấm gương cụ thể cho thế hệ sau noi theo.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 và các Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12 trong sách Văn tập 1 và tập 2, mời các bạn tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm