Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích nội dung điều chỉnh môn Ngữ văn lớp 9 trong học kỳ II năm học 2019 - 2020

Phân tích nội dung điều chỉnh môn Ngữ văn lớp 9năm học 2020

Phân tích nội dung điều chỉnh môn Ngữ văn lớp 9 trong học kỳ II năm học 2019 - 2020 được VnDoc chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp ích quá trình soạn bài và công tác giảng dạy của quý thầy cô giáo, giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt bài học trước khi đến lớp. Sau đây là tài liệu mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo

Ngày 30 tháng 3 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp trung học với mục tiêu là giảm được từ 5-7 tuần so với chương trình hiện nay, để đến ngày 15 tháng 7 năm 2020 sẽ kịp kết thúc năm học. Kèm theo công văn hướng dẫn điều chỉnh chương trình là phụ lục chi tiết cho từng môn học, từng khối lớp học cụ thể. Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh yêu cầu: Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản và các nội dung mà hướng điều chỉnh này yêu cầu "không dạy", "không làm", "không thực hiện", "khuyến khích học sinh tự học" (gồm tự đọc, tự xem, tự làm, tự thực hiện). Đây là nội dung mà học sinh và phụ huynh rất quan tâm, nhất là học sinh các lớp 9, lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh, thi THPT quốc gia và tuyển sinh cao đẳng, đại học năm 2020; các nhà trường, tổ bộ môn và từng giáo viên cần hết sức lưu ý để tiếp tục rà soát, tinh giản và tổ chức dạy học đúng theo yêu cầu, đảm bảo kiến thức và kỹ năng cho học sinh trước những kỳ thi quan trọng hết mỗi cấp học, trong đó có môn Ngữ văn.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tiếp tục rà soát, phân tích nội dung điều chỉnh môn Ngữ văn lớp 9 trong học kỳ II năm học 2019-2020 nhằm giúp các em học sinh ôn tập trọng tâm và hiệu quả.

Những bài “không dạy, không thực hiện” gồm 5 bài sau:

TT

Đọc hiểu văn bản

Tiếng Việt

Tập làm văn

1

Kiểm tra về thơ

Kiểm tra phần Tiếng Việt

Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2

Kiểm tra về truyện

Thư (điện), chúc mừng, thăm hỏi

TS

2

1

2

Những bài Đọc hiểu văn bản thực hiện giảm tải nội dung, chuyển thành bài “khuyến khích học sinh tự đọc, học, tự làm” hoặc “tự học có hướng dẫn” khá nhiều, tổng số có 13 bài, trong đó có 6 bài “khuyến khích học sinh tự đọc” cả bài, có 7 bài “khuyến khích học sinh tự đọc, tự học, tự làm” một số phần, còn một số phần chuyển sang “tự học có hướng dẫn”, cụ thể như sau:

TT

Tên bài học

Tự học có hướng dẫn

Khuyến khích học sinh tự đọc, tự học, tự làm

1

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phôngten

Cả bài

2

Con cò

Cả bài

3

Bến quê

Cả bài

4

Bắc Sơn

Cả bài

5

Tôi và chúng ta

Cả bài

6

Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới

Câu hỏi 1,3,5,6

7

Sang thu

- Tích hợp 1 tiết

- Tập trung đọc văn bản, câu hỏi 1 và phần Ghi nhớ

Đọc hiểu văn bản: câu hỏi 2,3 và Luyện tập

8

Nói với con

Đọc hiểu văn bản: câu hỏi 2,3,4,5 và Luyện tập

9

Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

- Tích hợp 1 tiết

- Tập trung đọc văn bản, Ghi nhớ

- Bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang tập trung câu hỏi 3,4

- Bài Con chó Bấc tập trung câu hỏi 1

Đọc hiểu văn bản: câu hỏi 1,2

10

Con chó Bấc

Đọc hiểu văn bản: câu hỏi 2,3,4

11

Tổng kết phần văn học nước ngoài

- Tích hợp 1 tiết

- Bài Tổng kết phần văn học nước ngoài: Bài tập 4

- Bài Tổng kết phần văn học: Bài tập 4, phần B

Bài tập 1,2,35

12

Tổng kết phần văn học

Bài tập 1,2,3

13

Tổng kết phần văn học (tiếp theo)

A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam

Như vậy, số bài phần Văn học không tinh giản phải thực hiện dạy học trong học kỳ II chỉ còn 4 bài, gồm: Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Mây và sóng, Những ngôi sao xa xôi. Đây là những tác phẩm sẽ nằm trong chương trình học và ôn tập để thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay. Cùng với 4 bài học này, các em cần ôn tập kỹ những bài học thuộc 12 tác phẩm có trong chương trình học kỳ I như: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều (học 3 đoạn trích và 2 đoạn đọc thêm), Lục Vân Tiên (2 đoạn trích), Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Ánh trăng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, các truyện Làng, Lặng lẽ Sa pa, Chiếc lược ngà.

Các thầy cô và các em cần lưu ý, trong hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh yêu cầu: Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản thuộc những bài, những phần có yêu cầu "không dạy", "không làm", "không thực hiện", "khuyến khích học sinh tự học". Bởi vậy, những bài thuộc danh mục “khuyến khích học sinh tự đọc, học, tự làm” chắc chắn sẽ không nằm trong chương trình kiểm tra, đánh giá, thi năm nay, các em hết sức chú ý để ôn tập cho đúng trọng tâm. Trong số những bài đó có một số bài khá hay và khó, thường là trọng tâm ôn thi mọi năm như: Sang thu, Nói với con, Con cò, Bến quê. Đối với những bài này, các thầy cô và các em lưu ý những nội dung đã giảm tải để lược bỏ trong quá trình dạy và ôn tập, ra đề kiểm tra, đánh giá cho sát với yêu cầu; những nội dung kiến thức yêu cầu “tự học có hướng dẫn” chủ yếu yêu cầu học sinh đọc văn bản, nhớ nội dung cơ bản của tác phẩm, các em có thể tự đọc, tự nghiên cứu để làm giàu thêm vốn tri thức văn học của mình. Ngoài ra, các em cần đọc thêm một số truyện, đoạn trích của chương trình văn học nước ngoài như Cố hương, Những đứa trẻ, một số văn bản nhật dụng như Bàn về đọc sách, Tiếng nói của văn nghệ, Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình,… ở đó cung cấp cho chúng ta khá nhiều kiến thức văn học, văn hóa, xã hội liên quan.

Phân môn Tiếng Việt, ngoài những bài “không dạy, không thực hiện” có 5 bài được tinh giản, cụ thể như sau:

TT

Tên bài học

Tự học có hướng dẫn

Khuyến khích học sinh tự đọc, tự học, tự làm

1

Nghĩa tường minh và hàm ý

- Tích hợp 1 tiết

- Bài Nghĩa tường minh và hàm ý tập trung bài tập 1,2

- Bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) tập trung bài tập 2

II. Luyện tập: bài tập 3,4

2

Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

II. Luyện tập: bài tập 1,3,4,5

3

Tổng kết về ngữ pháp

- Tích hợp 1 tiết

- Tập trung phần B, C

A. Từ loại

4

Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)

D. Các kiểu câu

5

Chương trình địa phương

Cả bài

Như vậy, số bài không tinh giản phải thực hiện dạy học trong học kỳ II phân môn Tiếng Việt chỉ còn 02 bài, gồm: Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập. Các đơn vị kiến thức Tiếng Việt được dạy ở học kỳ I, các em cần quan tâm ôn tập chủ yếu là các kiến thức về từ vựng bao gồm: Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, Sự phát triển của từ vựng, Thuật ngữ, Trau dồi vốn từ. Tuy nhiên, ngoài ra các em cần ôn tập thêm những kiến thức về nghĩa của câu (tường minh và hàm ý) để biết cách phát hiện ý nghĩa của câu, của văn bản văn học. Mặt khác, cũng cần lưu ý ôn tập kỹ những biện pháp tu từ (tu từ về từ và tu từ về câu) đã được học từ các lớp dưới, bởi đây là đơn vị kiến thức thường không vắng bóng trong các đề thi tuyển sinh, vì văn học là nghệ thuật ngôn từ, và một trong những vẻ đẹp của văn học là vẻ đẹp ngôn từ thường thể hiện qua những biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật. Phát hiện và cảm nhận được giá trị của các biện pháp tu từ chính là một trong những năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn học mà môn Ngữ văn cần đạt tới. Các biện pháp tu từ thường gặp như: So sánh, ẩn dụ (bao gồm ẩn dụ nhân hóa, ẩn dụ vật hóa, ẩn dụ tượng trưng, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác), hoán dụ, điệp từ, nói quá (ngoa ngữ, lộng ngữ), nói giảm (nói tránh, khinh ngữ), điệp ngữ, tương phản, liệt kê, câu hỏi tu từ, chơi chữ,…

Đối với Tập làm văn, ngoài những bài “không dạy, không thực hiện” có 5 bài được tinh giản dưới hình thức “Khuyến khích học sinh tự đọc, tự học, tự làm”, cụ thể như sau:

TT

Tên bài học

Khuyến khích học sinh tự đọc, tự học, tự làm

Tự học

có hướng dẫn

1

Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cả bài

2

Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện

Cả bài

3

Luyện tập viết biên bản

Cả bài

4

Luyện tập viết hợp đồng

Cả bài

5

Chương trình địa phương (2 tiết)

Cả bài

Có thể thấy, số bài không tinh giản phải thực hiện dạy học trong học kỳ II gồm 5 bài (gồm 01 bài về thao tác lập luận và 2 kiểu bài văn nghị luận xã hội thường gặp và 2 kiểu bài văn nghị luận văn học): Phép phân tích và tổng hợp; Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý; Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; Nghị luận về một tác phẩm truyện. Những kiến thức này các em sẽ còn tiếp tục được ôn tập lại ở chương trình Ngữ văn lớp 12, bởi đây là những thao tác nghị luận, kỹ năng rất quan trọng giúp học sinh viết tạo lập một văn bản nghị luận.

Các thầy cô và các em cần ôn tập những đơn vị kiến thức làm văn ở học kỳ I chủ yếu thuộc 02 nhóm kiến thức về văn bản thuyết minh (bao gồm Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh) và văn bản tự sự (bao gồm: Miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự; các kỹ năng luyện tập viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận; luyện nói kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản).

Trên cơ sở hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 08/4/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 345/SGDĐT-GDTrH,GDTX về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học trong học kỳ II năm học 2019-2020, kèm theo khung phân phối chương trình các môn học được áp dụng trong học kỳ II năm học 2019-2020 để các đơn vị thực hiện (đã giảm tải theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Thông báo: Để việc học tập của các em học sinh lớp 9 không bị gián đoạn do dịch Covid-19 và đáp ứng nhu cầu học online của các em trong thời gian này, VnDoc mời bạn đọc truy cập vào những đường link dưới đây để học online lớp 9, tải và làm bài tập ở nhà các môn lớp 9 khác:

Học trực tuyến lớp 9

Phiếu bài tập ở nhà lớp 9 được cập nhật từng ngày

Nhóm Facebook tài liệu học tập lớp 9

Lịch học trực tuyến lớp 9 trên các đài truyền hình

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô giáo Phân tích nội dung điều chỉnh môn Ngữ văn lớp 9 trong học kỳ II năm học 2019 - 2020. Với nội dung đối với cấp trung học với mục tiêu là giảm được từ 5-7 tuần so với chương trình hiện nay, để đến ngày 15 tháng 7 năm 2020 sẽ kịp kết thúc năm học. Kèm theo công văn hướng dẫn điều chỉnh chương trình là phụ lục chi tiết cho từng môn học, từng khối lớp học cụ thể

.......................................................................

Ngoài Phân tích nội dung điều chỉnh môn Ngữ văn lớp 9 trong học kỳ II năm học 2019 - 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm