Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Quản trị dịch vụ lữ hành để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành
1. Phân tích chính sách sản phẩm
- Sản phẩm dịch vụ du lịch cho thị trường truyền thống
- Sản phẩm dịch vụ du lịch cho thị trường mới khai thác
- Sản phẩm dịch vụ du lịch cho thị trường tiềm năng
- Sản phẩm dịch vụ du lịch cho thị trường nội địa và outbound
- Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
2. Phân tích chính sách giá cả dịch vụ du lịch
- Giá cả dịch vụ du lịch cho thị trường truyền thống
- Giá cả dịch vụ du lịch cho thị trường mới khai thác
- Giá cả dịch vụ du lịch cho thị trường tiềm năng
- Giá cả dịch vụ du lịch cho thị trường nội địa và outbound
3. Phân tích chính sách phân phối dịch vụ du lịch
Phân phối theo kênh trực tiếp
Phân phối trực tiếp là các doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm của mình trực tiếp cho du khách, không qua các đại lý hoặc trung gian vệ tinh.
Ưu điểm: dễ kiểm soát được các hoạt động bán hàng & dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Nhược điểm: thị phần thu hẹp, không khai thác triệt để tối đa doanh số nhờ thông qua các đại lý du lịch, trung tâm du lịch & tối đa hóa lợi nhuận. Quá trình này dễ kiểm soát được các hoạt động bán hàng & dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Công ty nhiều năm qua hoạt động với hình thức này
Phân phối theo kênh gián tiếp
Là hình thức phân phối thông qua sự liên kết với các công ty du lịch khác hoặc ủy quyền cho các đại lý, trung gian khác khai thác thị trường khách hàng, công ty du lịch mẹ, chi nhánh.
Ưu điểm: mở rộng phát triển thị phần, khai thác triệt để tối đa doanh số & lợi nhuận nhờ thông qua các đại lý du lịch, trung tâm du lịch
Nhược điểm: khó kiểm soát được các hoạt động bán hàng & dịch vụ cung cấp cho khách hàng của các công ty liên kết, các đại lý du lịch & các trung tâm vệ tinh.
Thực tế, nhiều năm qua hoạt động phân phối này ở các công ty đã gây không ít phiền toái cho du khách. Ví dụ khách hàng đăng ký mua dịch vụ du lịch ở công ty A. Đến ngày khởi hành nhưng tập hợp ít khách nên công ty A chuyển giao dịch vụ lại cho công ty B. Nhiều khách hàng phật ý. Có những trường hợp chất lượng dịch vụ của công ty B không tốt sẽ dẫn đến nhiều tình trạng bất lợi cho công ty A như khách yêu cầu bồi thường, đòi đăng báo & kiện tụng… Hay như trường hợp của nhiều doanh nghiệp họ ủy quyền cho các đại lý, trung tâm du lịch… lấy thương hiệu công ty để khai thác khách.
Lợi nhuận từ hoạt động này mang lại không nhiều nhưng thiệt hại đến với doanh nghiệp không ít. Saigontourist là một ví dụ điển hình.
Trong marketing, đối với hàng hóa tiêu dùng & cả dịch vụ du lịch, vai trò của các nhà trung gian đảm bảo sản phẩm đến người tiêu dùng bất cứ khi nào và nơi đâu đa dạng về mặt chủng loại và sản phẩm theo yêu cầu với nhiều hình thức. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp mở rất nhiều chi nhánh, đại lý du lịch và cả các văn phòng đại diện - xúc tiến thương mại tại nước ngoài cũng vì mục đích này.
Thương mại điện tử hóa trong giao dịch và bán hàng
Tính hiệu quả của thương mại điện tử thể hiện ở rất nhiều phương diện. Thương mại điện tử có thể mở rộng thị trường, tăng số lượng khách hàng, thông qua việc liên kết với kho dữ liệu trên mạng, doanh nghiệp có thể ghi lại tình hình mỗi lần truy cập của khách hàng, mỗi lần mua hàng và động thái mua hàng cũng như sở thích của khách hàng đối với sản phẩm.
Thông qua số liệu thống kê đó, doanh nghiệp có thể biết được khách hàng yêu thích, muốn mua loại sản phẩm nào nhất, từ đó đưa ra những thông tin có lợi cho người làm chương trình, tạo ra sản phẩm du lịch.
Tuy nhiên, những năm qua các doanh nghiệp lữ hành nói chung gần như chưa khai thác hình thức phân phối này. Do đó, các doanh nghiệp lữ hành cần triển khai mạnh chương trình thương mại điện tử trong bán hàng. Vì kinh doanh trên mạng có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp nhiều chi phí như ít nhân viên bán hàng, không cần nhiều đại lý, cửa hàng, phục vụ cả ngày, tăng thị phần, nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng và tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành về phân tích chính sách sản phẩm, chính sách giá cả dịch vụ du lịch, chính sách phân phối dịch vụ du lịch...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu của các ngành học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.