Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lao động

VnDoc xin giới thiệu bài Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lao động được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lao động

Lao động là một yếu tố đầu tiên, quan trọng và quyết định năng lực sản xuất trong hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ thì quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng cao; khi đó lực lượng lao động trong các doanh nghiệp có xu thế giảm xuống, nhưng trình độ và chất lượng lao động lại không ngừng tăng lên. Nhưng, dù thế nào thì yếu tố con người, lao động là không thể thiếu và luôn luôn là yếu tố quyết định. Việc phân tích lao động trong các doanh nghiệp đòi hỏi phải phân tích trên nhiều mặt: số lượng và chất lượng lao động (thông qua phân tích năng suất lao động).

Nội dung phân tích lao động bao gồm:

  • Phân tích qui mô và cơ cấu lực lượng lao động.
  • Phân tích năng suất lao động.
  • Phân tích tình hình sử dụng ngày công.

Phân tích qui mô và cơ cu lao động

Thông qua việc phân tích theo yếu tố số lượng lao động sẽ phản ánh qui mô cũng như cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp, qui mô sản xuất và trong mối quan hệ với các yếu tố về năng lực khác mà đánh giá yếu tố lực lượng lao động cho phù hợp.

Khi tiến hành phân tích, tuỳ theo nội dung và mục đích phân tích chúng ta cần phải phân lực lượng lao động trong các doanh nghiệp theo từng nhóm riêng và sự biến động của chúng qua các năm để thấy được sự biến động về qui mô và cơ cấu. Trên cơ sở đó để có những đánh giá thích hợp nhằm quản lý và sử dụng lao động một cách có hiệu quả.

Lao động trong doanh nghiệp có thể được chia ra thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp:

Lao động trực tiếp: Ðây là lực lượng trực tiếp sản xuất, trực tiếp quản lý trên những công đoạn sản xuất cụ thể và tạo ra sản phẩm.

Lao động gián tiếp: Là những người làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý và phục vụ trong quá trình sản xuất…

Hoặc chúng ta cũng có thể phân lao động trong doanh nghiệp sản xuất ra làm 2 loại: lao động sản xuất và lao động ngoài sản xuất.

Lao động sản xuất là lao động làm việc mà hoạt động của họ có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài. Loại lao động này cũng bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

Lao động ngoài sản xuất là những lao động không tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Họ là những lao động tham gia vào hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất. Lao động này có thể chia làm 2 loại: Lao động bán hàng và quản lý. Chi phí của nhân viên bán hàng phản ánh các phí tổn phát sinh ngoài hoạt động sản xuất và có liên quan trực tiếp với khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Chi phí của nhân viên quản lý lại liên quan đến hoạt động tổ chức quản lý và hành chính của doanh nghiệp.

Cả hai cách phân loại lao động này đều cần thiết, song lao động trực tiếp cần phải được chú trọng một cách đúng mức. Việc xác định cấu thành và tỷ lệ hợp lý giữa hai loại lao động trực tiếp và gián tiếp hoặc giữa lao động sản xuất và ngoài sản xuất là hết sức cần thiết đảm bảo tính cân đối và nhịp nhàng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp.

Lao động trong các doanh nghiệp thường có sự biến đổi do nhiều nguyên nhân: tuyển dụng mới, thôi việc, nghỉ hưu, mất sức... Khi phân tích chúng ta tiến hành so sánh tỷ trọng và sự biến động của từng loại lao động giữa thực tế với kế hoạch hay giữa năm nay với năm trước, đối chiếu với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để rút ra những nhận xét và kết luận.

* Phương pháp phân tích:

Phương pháp sử dụng để phân tích chủ yếu là dựa vào phương pháp so sánh. So sánh để xác định mức biến động về số tuyệt đối (số chênh lệch giữa 2 kỳ phân tích), số biến động tương đối (tỷ lệ phần trăm tăng (giảm)) và mức biến động tương đối có điều chỉnh thông qua chỉ tiêu kết quả sản xuất để xem xét.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lao động về đặc điểm của qui mô và cơ cấu lao động, tình hình thực hiện kế hoạch lao động..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lao động. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 213
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm